Nông nghiệp thích ứng sau đại dịch: Chấp nhận nhỏ nhưng không lẻ

Chu Khôi
Chia sẻ

Những năm qua, Việt Nam lo ngại với sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, hô hào tích tụ đất đai để sản xuất quy mô lớn. Nhưng sau đại dịch Covid vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã chia nhỏ một nhà máy lớn thành nhiều nhà máy nhỏ, nếu bị F0, họ sẽ đóng cửa một chỗ còn những nhà máy khác vẫn hoạt động. Giờ đây, nông nghiệp cần phải thích ứng với sản xuất nhỏ, “nhỏ nhưng không lẻ”…

Tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động”.
Tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động”.

Trên đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ tại tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 28/10. 

HÓA GIẢI BA TỪ KHÓA LỜI NGUYỀN

Trong đại dịch Covid-19 ngành nông nghiệp lại được nhắc đến như một trụ đỡ khi kinh tế chao đảo. Quy mô của các doanh nghiệp nông nghiệp có thể không bằng các doanh nghiệp công nghiệp nhưng sức lan toả ra hàng chục triệu hộ nông dân có thể kết nối trở thành sức mạnh.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong bối cảnh hiện nay, những bước đi của ngành nông nghiệp nhiệm kỳ 2021-2025 với tầm nhìn phát triển chiến lược, việc cơ cấu lại trong giai đoạn sắp tới, không phải quy hoạch lại ngành này hay ngành kia, tăng ngành này giảm ngành kia mà chính là chuyển đổi mô hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp dựa trên mục tiêu tăng sản lượng sang tư duy kinh tế với mục tiêu là tăng giá trị.

 
"Từ câu chuyện trong đại dịch vừa rồi có thể nhìn thấy ngành nông nghiệp với hàng chục triệu hộ nông dân có thể linh hoạt và năng động hơn trong đại dịch, trên từng mảnh vườn, cái ao… vẫn có thể tạo ra giá trị kinh tế, tạo ra bức tranh nông nghiệp “dương” so với nhiều ngành khác".
Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi mô hình chứ không phải thay đổi tỷ trọng của một ngành nông nghiệp khi đi theo sản lượng. Chúng ta phải tích hợp đa giá trị vào sản phẩm, nhìn nông nghiệp không phải là kỹ thuật hay sản xuất, thậm chí không dừng lại là ngành kinh tế mà là ngành tích hợp cả kinh tế, văn hóa, xã hội.

“Bởi vì đã có nhiều nghiên cứu, bản thân xã hội cũng là nguồn lực, bản thân văn hóa cũng là nguồn lực… Văn hóa, xã hội nông thôn, tri thức hóa người nông dân tạo ra cộng đồng nông dân năng động ở địa phương. Nó sẽ trở thành nguồn lực tinh thần hợp tác của người nông dân với nhau”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu vấn đề: "Chúng ta thấy “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát” là 3 từ khóa “lời nguyền” của nông nghiệp; nếu trong “bình thường mới” tiếp tục manh mún, nhỏ lẻ, tự phát thì vẫn là vòng lẩn quẩn".

Bộ trưởng kể: Tôi có hỏi TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan, làm nông nghiệp cần tích tụ, tập trung đất đai bao nhiêu đối với doanh nghiệp? TS. Nguyễn Thanh Mỹ có trả lời: Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng 4.0, người ta kinh doanh vận tải mà có sở hữu chiếc xe nào đâu?

Như Uber, Grab, từng chiếc xe nhỏ nhưng hợp lại, kết nối thành những doanh nghiệp kinh doanh vận tải; người ta kinh doanh khách sạn lưu trú nhưng không sở hữu một khách sạn nào cả vì họ kết nối thôi. Tôi sẽ làm nông nghiệp bằng tư duy như thế, bằng cách thức như thế, để đỡ xáo trộn thị trường, đỡ xáo trộn sở hữu riêng miếng đất của người nông dân.

Chúng ta thường nói nông nghiệp là phải sản xuất quy mô lớn nhưng bây giờ điều đó cũng chưa chắc, nhất là do tác động của đại dịch Covd-19 vừa rồi, do mô thức hoạt động trong xã hội mùa Covid-19 nên giờ người ta chia nhỏ ra nhiều hơn.

Ví dụ như việc chia nhỏ một nhà máy lớn thành nhiều nhà máy nhỏ, nếu bị F0, họ sẽ đóng cửa một chỗ còn những nhà máy khác vẫn hoạt động được, tức là họ sẽ chia nhỏ mà không theo xu thế tích tụ được, giống như trước đây ta quy hoạch những đại đô thị. Trước bối cảnh đại dịch, các đại đô thị này cũng bị chia nhỏ và kết nối những đô thị nhỏ lại, bản chất là chia nhỏ những mô thức.

“Nông nghiệp cũng vậy, cũng cần có sự thay đổi để thích ứng với đại dịch. Chúng ta phải chấp nhận sản xuất nhỏ, nhỏ nhưng không lẻ. Làm sao nhỏ nhưng phải kết nối lại theo chuỗi, như những giọt nước kết nối với nhau thành biển cả, chứ không phải thủ tiêu cái nhỏ, cái nhỏ kết nối sẽ thành chuỗi lớn. Đây cũng là một cách, còn tập trung, tích tụ lại trong một tổ hợp cũng là một cách”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

TỰ TIN XUẤT KHẨU SẼ ĐEM VỀ 42,5 TỶ USD

Đề cập về triển vọng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2021, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định, thông lệ hằng năm, quý 4 là quý tăng trưởng mạnh nhất của ngành nông nghiệp. Sơ bộ làm việc với các hiệp hội, ngành hàng liên quan đến xuất khẩu, chúng tôi rất tự tin sẽ đạt được kế hoạch đặt ra 42,5 tỷ USD.

Ông Lê Minh Hoa chia sẻ, khi còn là lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, tôi là người truyền thông việc đẩy container xoài đầu tiên qua thị trường Mỹ, rất là thú vị, sau đó bán được giá cao.

"Thời gian qua, những thông tin nhãn, vải, nhãn, trái cây Việt Nam xuất hiện trên kệ siêu thị ở Nhật Bản, Singapore, Mỹ… là những câu chuyện rất vui. Truyền thông giúp chúng tôi đẩy cảm xúc, tuy nhiên nhiều khi chúng ta hào hứng quá, chúng ta quên có những vấn đề, có những rủi ro phía sau”, Bộ trưởng lưu ý.

Ông kể, hôm qua, khi ngồi trực tuyến với 27 Đại sứ của mình ở Liên minh châu Âu, tôi mới phát hiện nông sản mình bán ra ít lắm, lâu lâu mới có vài thương vụ, đa phần bán ở cửa hàng người gốc Á như người Việt, người Thái Lan. Một Đại sứ ở EU đã nói rằng nông sản của mình mới chỉ là 1% trong tỷ trọng nhập khẩu nông sản của EU mà lại bán ở cửa hàng gốc Á.

“Trong chuyến tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sang châu Âu, nhiều Đại sứ có nói nhiều khi thanh long của mình bán ở cửa hàng Thái Lan, nghĩa là chúng ta chưa đi đàng hoàng đường bệ mà còn rất rụt rè ở phân khúc gặp nhiều rủi ro hoặc là bán trong cộng đồng người Việt. Khi đưa nông sản của mình vào được hệ thống phân phối chính quy của họ thì mới định hình thương hiệu cho mặt hàng nông sản của quốc gia. Chúng ta đưa vào đó được thì mới có sức lan tỏa, người tiêu dùng mới biết đến”, Bộ trưởng cho biết.

Nhắc lại mục tiêu của Chính phủ mở cửa nền kinh tế, phục hồi phát triển kinh tế có thể cũng sẽ gặp một vài khó khăn khi dịch bùng phát tại một số địa phương. “Tuy nhiên, hiện nay, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ lần này, cùng với sự chủ động của các địa phương, tôi nghĩ rằng đây là điểm tựa cho các doanh nghiệp có liên quan đến xuất khẩu có niềm tin để tái khởi động lại”, Bộ trưởng khẳng định.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con