Nông sản, thực phẩm Việt Nam có cơ hội lớn tại UAE

Vũ Khuê
Chia sẻ

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường UAE chưa nhiều, khoảng 200 triệu USD/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang UAE là khoảng 5 tỷ USD/năm...

Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Gulfood Dubai 2022.
Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Gulfood Dubai 2022.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại UAE, cho rằng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông sản của UAE là rất lớn. Hơn nữa, là trung tâm thương mại, logistics của khu vực, UAE được coi là một trong những thị trường tái xuất lớn nhất thế giới đối với hàng hóa nói chung cũng như hàng nông sản nói riêng.

Dubai có một số chợ đầu mối nông sản và chợ gia vị lớn, đặc biệt hệ thống siêu thị Al Maya tại trụ sở chính ở Dubai - hệ thống phân phối được thành lập từ năm 1982 với hơn 50 siêu thị trên toàn lãnh thổ UAE và Oman.

Chuỗi Hệ thống siêu thị 1004 Gourmet, nơi cung cấp đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm tiêu dùng chất lượng cao cho người Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan… sinh sống tại UAE. Hệ thống siêu thị West Zone - một trong những chuỗi siêu thị địa phương hàng đầu của Dubai được thành lập từ năm 2005 và hệ thống đại siêu thị Lulu…

Đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm tiềm năng cho Việt Nam. Do đó, Bộ Công Thương nhận định, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường UAE là một trong những ưu tiên trong thời gian tới.

Ông Trương Xuân Trung, Tham tán thương mại Việt Nam tại UAE, cho rằng để gia tăng thị phần tại thị trường UAE, các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác, tham dự các hội chợ nông sản lớn ở UAE như Gulfood.

Đồng thời, các cơ quan Chính phủ cần tăng cường tổ chức các diễn đàn, gặp gỡ kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác phù hợp, xác minh thông tin đối tác, đối thủ cạnh tranh, cung cấp thông tin thị trường, xây dựng kênh phân phối nội khối, hoàn thiện khung pháp ly song phương.

Theo TS Raphael Nagel, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Abrahamic Business Circle, UAE có nhu cầu lớn về nông sản để đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, muốn kinh doanh thành công tại UAE, các doanh nghiệp nông sản cần có văn phòng đại diện tại UAE.

Trong tình hình giá cước vận chuyển tăng mạnh do dịch bệnh, cần xây dựng các kênh phân phối riêng để đảm bảo lưu thông được nông sản xuất khẩu. Đồng thời, các nhà xuất khẩu có thể cùng thuê chung kho lạnh, hệ thống vận chuyển để giảm tối đa chi phí xuất khẩu.

Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại đã được Bộ Công Thương phê duyệt, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp & PTNT) đã chủ trì, phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại UAE tổ chức Khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Gulfood Dubai 2022 diễn ra từ 13-17/02/2022.

Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Gulfood Dubai 2022. 
Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Gulfood Dubai 2022. 

Với chủ đề “FOODS OF VIỆT NAM”, khu gian hàng Việt Nam có diện tích 90m2, được thiết kế nổi bật, quy tụ 12 doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống của Việt Nam như: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamik), Công ty Cổ phần Hanfimex Việt Nam, Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1, Công ty Cổ phần Prosi Thăng Long, Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao…

Những sản phẩm đa dạng, chất lượng có thế mạnh của Việt Nam được các nhà cung cấp mang đến hội chợ bao gồm: gạo, hạt điều; các sản phẩm từ cây dừa: cơm dừa nạo sấy, nước dừa, nước cốt dừa, tinh dầu dừa và bơ dừa; các loại gia vị bao gồm: tiêu, quế, hồi; sữa và các sản phẩm từ sữa; các loại hoa quả tươi và nước quả cô đặc, đóng lon,….

Các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng chỉn chu cho từng sản phẩm nhằm thu hút khách tham quan và mời khách nếm thử món ăn ngay tại hội chợ.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại nhận định, năm 2022, việc duy trì sự hiện diện của các doanh nghiệp và hàng nông sản thực phẩm Việt Nam tại hội chợ trong bối cảnh Covid-19 là sự nỗ lực không nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam cùng sự đồng hành sát sao, hiệu quả của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan.

Đây là cơ hội để Việt Nam quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Đông - châu Phi. Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường truyền thống đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các đối tác mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu...

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con