Ổn định tỷ giá và mặt trái tấm huy chương
Việt Nam cần có một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, đủ sức “hấp thụ” hoặc làm “giảm chấn” các cú sốc bên ngoài
Phải chăng mặt trái của tấm huy chương bốn năm tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định chính là ở chỗ đã “ru ngủ” các nhà đầu tư và công chúng nhờ việc bảo hộ tỷ giá, để rồi dễ bị hoảng hốt?
Biến động tỷ giá đang là tâm điểm chú ý của thị trường. Kỳ vọng và niềm tin là hai yếu tố nổi bật, gắn với chính sách điều hành.
Thông thường, mọi người đều hành động theo kỳ vọng. Vậy nên việc “dẫn dắt kỳ vọng” (forward guidance) cho đúng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tất nhiên, cơ quan chịu trách nhiệm việc này cần có đủ quyền lực, nguồn lực và uy tín để thực thi sứ mệnh của mình. Trong lĩnh vực tiền tệ, cơ quan đó chính là ngân hàng trung ương.
Thử nhìn sang Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Họ đang sử dụng rất có hiệu lực, hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ mới này, đơn cử là trong việc định hình cho công chúng và các nhà đầu tư kỳ vọng đúng về lãi suất đồng Đô la Mỹ trong tương lai một cách hết sức công khai, minh bạch.
Nhờ được kỳ vọng đúng, các tác nhân liên quan đã chủ động toan tính và hành xử đúng trong các kế hoạch đầu tư, kinh doanh hay tiêu dùng của mình (pricing). Theo đó thị trường và toàn nền kinh tế diễn biến thuận lợi, suôn sẻ, tránh được các cú sốc tiêu cực không đáng có.
Quay về câu chuyện tỷ giá của Việt Nam đang nổi bật hiện nay, động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước mới đây nên được nhìn nhận ra sao?
Ví như hình ảnh một con thuyền được neo vào chiếc tàu lớn, khi biển động, sóng to gió lớn, người ta tất yếu sẽ phải nới dây neo. Động thái điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước hai đợt vừa qua được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Có thể nói đó là những phản ứng chính sách nhanh nhạy, quyết đoán, hợp lý, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết để có thể vượt qua “cam kết hành chính” mà người đứng đầu ngành ngân hàng đã đưa ra từ cuối năm 2014.
Trong tình huống này, Ngân hàng Nhà nước được nhìn nhận là đã vận dụng nhuần nhuyễn câu triết lý nổi tiếng của Bác Hồ năm 1946: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Tất nhiên, có luồng suy nghĩ cho rằng: phải chăng mặt trái của tấm huy chương bốn năm tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, chính là ở chỗ đã “ru ngủ” các nhà đầu tư và công chúng nhờ việc bảo hộ tỷ giá? Và khi kháng thể của các tác nhân này suy yếu, dễ hiểu họ sẽ dễ hoảng hốt trước cú sốc đến từ nhân tố Trung Quốc ngày 11/8 và phản ứng chính sách theo đó của Ngân hàng Nhà nước.
Hệ lụy là cầu ảo ngoại tệ đã nhanh chóng bị khuyếch đại (hiệu ứng domino) vượt xa mức cầu thực chính đáng, làm áp lực ngoại hối căng thẳng một cách không đáng có như chúng ta đang chứng kiến.
Quan điểm trên quả thực rất đáng suy nghĩ.
Hiển nhiên không cần bàn cãi về những thành quả to lớn giúp ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô những năm qua. Nhưng, rõ ràng hệ lụy khó tránh của chính sách ổn định tỷ giá chính là làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc đến từ bên ngoài, bởi gần như đã làm vô hiệu đi một công cụ “giảm chấn” quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô?
Công bằng, cần thiết phải nói lại rằng: với Việt Nam đang thời kỳ cải cách thể chế, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, nếu theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi sẽ rất rủi ro, vì vị thế VND còn yếu, tâm lý đầu cơ và tình trạng đô la hóa còn nặng nề, tính tăng trưởng bền vững còn mong manh...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn đã phải suy tính thấu đáo khi quyết định theo đuổi chế độ tỷ giá “cứng”, đặt trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Không ngân hàng trung ương nào muốn nhận vào một nhiệm vụ khó khăn như vậy để được toàn tâm theo đuổi mục tiêu quan trọng số một của chính sách tiền tệ của mình là kiểm soát lạm phát.
Nhưng bối cảnh kinh tế Việt Nam đang và sẽ thay đổi nhanh chóng. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang được thúc đẩy mạnh mẽ, sâu rộng, đòi hỏi Việt Nam cần có một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, đủ sức “hấp thụ” hoặc làm “giảm chấn” các cú sốc bất lợi đến từ bên ngoài.
Liệu Việt Nam có “lạc điệu” trong cuộc chơi chung khi trong tương lai gần, ta vẫn tiếp tục cơ chế tỷ giá hiện hành với khả năng phòng vệ yếu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và dân chúng?
Hẳn các nhà hoạch định chính sách cũng đang rốt ráo cân tính việc này.
Và niềm tin của thị trường sẽ được khôi phục dần khi kỳ vọng của các tác nhân được dẫn dắt một cách đúng đắn, minh bạch bởi nhà điều hành tiền tệ uy tín.
Biến động tỷ giá đang là tâm điểm chú ý của thị trường. Kỳ vọng và niềm tin là hai yếu tố nổi bật, gắn với chính sách điều hành.
Thông thường, mọi người đều hành động theo kỳ vọng. Vậy nên việc “dẫn dắt kỳ vọng” (forward guidance) cho đúng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tất nhiên, cơ quan chịu trách nhiệm việc này cần có đủ quyền lực, nguồn lực và uy tín để thực thi sứ mệnh của mình. Trong lĩnh vực tiền tệ, cơ quan đó chính là ngân hàng trung ương.
Thử nhìn sang Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Họ đang sử dụng rất có hiệu lực, hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ mới này, đơn cử là trong việc định hình cho công chúng và các nhà đầu tư kỳ vọng đúng về lãi suất đồng Đô la Mỹ trong tương lai một cách hết sức công khai, minh bạch.
Nhờ được kỳ vọng đúng, các tác nhân liên quan đã chủ động toan tính và hành xử đúng trong các kế hoạch đầu tư, kinh doanh hay tiêu dùng của mình (pricing). Theo đó thị trường và toàn nền kinh tế diễn biến thuận lợi, suôn sẻ, tránh được các cú sốc tiêu cực không đáng có.
Quay về câu chuyện tỷ giá của Việt Nam đang nổi bật hiện nay, động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước mới đây nên được nhìn nhận ra sao?
Ví như hình ảnh một con thuyền được neo vào chiếc tàu lớn, khi biển động, sóng to gió lớn, người ta tất yếu sẽ phải nới dây neo. Động thái điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước hai đợt vừa qua được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Có thể nói đó là những phản ứng chính sách nhanh nhạy, quyết đoán, hợp lý, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết để có thể vượt qua “cam kết hành chính” mà người đứng đầu ngành ngân hàng đã đưa ra từ cuối năm 2014.
Trong tình huống này, Ngân hàng Nhà nước được nhìn nhận là đã vận dụng nhuần nhuyễn câu triết lý nổi tiếng của Bác Hồ năm 1946: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Tất nhiên, có luồng suy nghĩ cho rằng: phải chăng mặt trái của tấm huy chương bốn năm tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, chính là ở chỗ đã “ru ngủ” các nhà đầu tư và công chúng nhờ việc bảo hộ tỷ giá? Và khi kháng thể của các tác nhân này suy yếu, dễ hiểu họ sẽ dễ hoảng hốt trước cú sốc đến từ nhân tố Trung Quốc ngày 11/8 và phản ứng chính sách theo đó của Ngân hàng Nhà nước.
Hệ lụy là cầu ảo ngoại tệ đã nhanh chóng bị khuyếch đại (hiệu ứng domino) vượt xa mức cầu thực chính đáng, làm áp lực ngoại hối căng thẳng một cách không đáng có như chúng ta đang chứng kiến.
Quan điểm trên quả thực rất đáng suy nghĩ.
Hiển nhiên không cần bàn cãi về những thành quả to lớn giúp ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô những năm qua. Nhưng, rõ ràng hệ lụy khó tránh của chính sách ổn định tỷ giá chính là làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc đến từ bên ngoài, bởi gần như đã làm vô hiệu đi một công cụ “giảm chấn” quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô?
Công bằng, cần thiết phải nói lại rằng: với Việt Nam đang thời kỳ cải cách thể chế, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, nếu theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi sẽ rất rủi ro, vì vị thế VND còn yếu, tâm lý đầu cơ và tình trạng đô la hóa còn nặng nề, tính tăng trưởng bền vững còn mong manh...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn đã phải suy tính thấu đáo khi quyết định theo đuổi chế độ tỷ giá “cứng”, đặt trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Không ngân hàng trung ương nào muốn nhận vào một nhiệm vụ khó khăn như vậy để được toàn tâm theo đuổi mục tiêu quan trọng số một của chính sách tiền tệ của mình là kiểm soát lạm phát.
Nhưng bối cảnh kinh tế Việt Nam đang và sẽ thay đổi nhanh chóng. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang được thúc đẩy mạnh mẽ, sâu rộng, đòi hỏi Việt Nam cần có một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, đủ sức “hấp thụ” hoặc làm “giảm chấn” các cú sốc bất lợi đến từ bên ngoài.
Liệu Việt Nam có “lạc điệu” trong cuộc chơi chung khi trong tương lai gần, ta vẫn tiếp tục cơ chế tỷ giá hiện hành với khả năng phòng vệ yếu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và dân chúng?
Hẳn các nhà hoạch định chính sách cũng đang rốt ráo cân tính việc này.
Và niềm tin của thị trường sẽ được khôi phục dần khi kỳ vọng của các tác nhân được dẫn dắt một cách đúng đắn, minh bạch bởi nhà điều hành tiền tệ uy tín.