Ông Tập Cận Bình gặp sự phản kháng “vượt xa tưởng tượng”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng một bài viết nói các cải cách của ông Tập Cận Bình đang vấp phải sự phản kháng
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm tuần trước có đăng một bài bình luận nói rằng, các biện pháp cải cách trên diện rộng của Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình, trong các lĩnh vực từ chính trị cho tới quân sự đã vấp phải sự phản kháng “vượt xa những gì có thể tưởng tượng trước đây”.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ở Hồng Kông, bằng những ngôn từ mạnh hiếm gặp, bài báo trên nói các cải cách này đang ở giai đoạn sống còn và gặp phải những khó khăn rất lớn, ảnh hưởng tới lợi ích của các nhóm khác nhau.
“Các biện pháp cải cách sâu đã đụng chạm đến vấn đề căn bản là điều chỉnh lại huyết mạch của nền kinh tế khổng lồ này và nhằm mục đích đưa nền kinh tế trở nên lành mạnh hơn”, bài báo viết.
Bài viết sử dụng một bút danh thường được truyền thông Trung Quốc dùng cho các bài viết bình luận về các vấn đề lớn của Nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng, bài bình luận muốn nói lên một điều rằng các cải cách của ông Tập Cận Bình chưa đạt được kết quả như mong muốn và vấp phải sự phản đối của nhiều phe phái khác nhau.
Ông Xu Yaotong, một giáo sư về khoa học chính trị thuộc Học viện Quản trị Trung Quốc, nhấn mạnh rằng bài viết được đăng tải trong bối cảnh có những lo ngại về việc chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc - chiến dịch nhằm vào nhiều quan chức quân đội và chính trị gia cấp cao của nước này - đang “đuối” dần và các cải cách khác vấp phải sự phản đối.
“Giọng điệu của bài viết tỏ ra giận dữ”, ông Xu nhận xét. “Tôi cảm thấy các nhà lãnh đạo trung ương đã bắt đầu lo ngại, dựa trên thông điệp được thể hiện trong bài viết”.
Theo ông Xu, sự phản kháng mà bài viết nhắc đến có thể đến từ một trong ba nhóm quyền lực gồm: các nhà lãnh đạo nghỉ hưu, những người muốn duy trì ảnh hưởng của mình; các lãnh đạo đương chức nhưng quyền lực bị suy yếu; và các viên chức nhà nước không hài lòng với các quy định hà khắc.
Bài báo trên được đăng tải sau khi một loạt bài trên tờ Nhân dân Nhật báo trong tháng 8 này chỉ trích các nhà lãnh đạo đã về hưu vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng trong hậu trường. Bên cạnh đó, bài báo cũng xuất hiện ngay khi cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà vừa kết thúc.
Nhà bình luận chính trị Zhang Lifan ở Bắc Kinh nói bài bình luận là một tín hiệu cho thấy “mọi chuyện đang không được suôn sẻ”.
“Rõ ràng là họ không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong cuộc họp ở Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi hướng đi riêng của mình”, ông Zhang nói. “Đây là một bài kiểm tra đối với khả năng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay về thực hiện sứ mệnh của họ”.
Theo ông Zhang, mục tiêu đưa thị trường nắm vai trò quyết định trong việc “phân bổ nguồn lực” vẫn đang là một mục tiêu xa vời.
“Cải cách cần phải giải quyết cùng lúc vấn đề chính trị và kinh tế. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, thì sức ì của bộ máy quan liêu sẽ chỉ khiến cải cách rơi vào vòng luẩn quẩn”, ông Zhang nhận xét.
Giáo sư chính trị Zhang Ming thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc thì nói rằng nỗ lực cải cách của ông Tập Cận Bình không chỉ chưa đem lại kết quả, mà thậm chí có thể đã thụt lùi. “Không chỉ có sự phản kháng nhằm vào hoạt động cải cách, mà còn có cả sự phản kháng khác nữa”, ông Zhang nói.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ở Hồng Kông, bằng những ngôn từ mạnh hiếm gặp, bài báo trên nói các cải cách này đang ở giai đoạn sống còn và gặp phải những khó khăn rất lớn, ảnh hưởng tới lợi ích của các nhóm khác nhau.
“Các biện pháp cải cách sâu đã đụng chạm đến vấn đề căn bản là điều chỉnh lại huyết mạch của nền kinh tế khổng lồ này và nhằm mục đích đưa nền kinh tế trở nên lành mạnh hơn”, bài báo viết.
Bài viết sử dụng một bút danh thường được truyền thông Trung Quốc dùng cho các bài viết bình luận về các vấn đề lớn của Nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng, bài bình luận muốn nói lên một điều rằng các cải cách của ông Tập Cận Bình chưa đạt được kết quả như mong muốn và vấp phải sự phản đối của nhiều phe phái khác nhau.
Ông Xu Yaotong, một giáo sư về khoa học chính trị thuộc Học viện Quản trị Trung Quốc, nhấn mạnh rằng bài viết được đăng tải trong bối cảnh có những lo ngại về việc chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc - chiến dịch nhằm vào nhiều quan chức quân đội và chính trị gia cấp cao của nước này - đang “đuối” dần và các cải cách khác vấp phải sự phản đối.
“Giọng điệu của bài viết tỏ ra giận dữ”, ông Xu nhận xét. “Tôi cảm thấy các nhà lãnh đạo trung ương đã bắt đầu lo ngại, dựa trên thông điệp được thể hiện trong bài viết”.
Theo ông Xu, sự phản kháng mà bài viết nhắc đến có thể đến từ một trong ba nhóm quyền lực gồm: các nhà lãnh đạo nghỉ hưu, những người muốn duy trì ảnh hưởng của mình; các lãnh đạo đương chức nhưng quyền lực bị suy yếu; và các viên chức nhà nước không hài lòng với các quy định hà khắc.
Bài báo trên được đăng tải sau khi một loạt bài trên tờ Nhân dân Nhật báo trong tháng 8 này chỉ trích các nhà lãnh đạo đã về hưu vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng trong hậu trường. Bên cạnh đó, bài báo cũng xuất hiện ngay khi cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà vừa kết thúc.
Nhà bình luận chính trị Zhang Lifan ở Bắc Kinh nói bài bình luận là một tín hiệu cho thấy “mọi chuyện đang không được suôn sẻ”.
“Rõ ràng là họ không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong cuộc họp ở Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi hướng đi riêng của mình”, ông Zhang nói. “Đây là một bài kiểm tra đối với khả năng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay về thực hiện sứ mệnh của họ”.
Theo ông Zhang, mục tiêu đưa thị trường nắm vai trò quyết định trong việc “phân bổ nguồn lực” vẫn đang là một mục tiêu xa vời.
“Cải cách cần phải giải quyết cùng lúc vấn đề chính trị và kinh tế. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, thì sức ì của bộ máy quan liêu sẽ chỉ khiến cải cách rơi vào vòng luẩn quẩn”, ông Zhang nhận xét.
Giáo sư chính trị Zhang Ming thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc thì nói rằng nỗ lực cải cách của ông Tập Cận Bình không chỉ chưa đem lại kết quả, mà thậm chí có thể đã thụt lùi. “Không chỉ có sự phản kháng nhằm vào hoạt động cải cách, mà còn có cả sự phản kháng khác nữa”, ông Zhang nói.