Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2007
Quốc hội yêu cầu tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước vào kinh doanh
Chiều 9/6, với đa số tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2007.
Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 431.057 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 469.606 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2007 sang năm 2008 là 88.821 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách Nhà nước (không bao gồm 26.018 tỷ đồng chênh lệch thu lớn hơn chi của ngân sách địa phương) là 64.567 tỷ đồng, bằng 5,64% GDP. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước gồm có vay trong nước 51.572 tỷ đồng, vay ngoài nước 12.995 tỷ đồng.
Tại nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ tăng cường quản lý tài chính - ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng ngân sách Nhà nước tiết kiệm, có hiệu quả.
Trước khi các vị đại biểu nhấn nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình bày báo cáo tiếp thu giải trình nội dung này. Ủy ban đánh giá, báo cáo quyết toán đã được lập, thẩm định theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật, đã tiếp thu nhiều ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, của Kiểm toán Nhà nước và các vị đại biểu Quốc hội.
Về ý kiến cho rằng, các khoản thu từ các doanh nghiệp Nhà nước, tổng công ty Nhà nước, tập đoàn kinh tế Nhà nước còn thấp và chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình, thu ngân sách Nhà nước từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng chậm, một mặt do sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của khu vực này chưa cao. Mặt khác nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, số thuế phải nộp tính vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước, hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước đang tiến hành tái cấu trúc: chia tách, cổ phần hoá, sáp nhập.
Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nói riêng, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình với phương thức phù hợp. Về phía các cơ quan chuyên môn, cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước vào kinh doanh.
Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 431.057 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 469.606 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2007 sang năm 2008 là 88.821 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách Nhà nước (không bao gồm 26.018 tỷ đồng chênh lệch thu lớn hơn chi của ngân sách địa phương) là 64.567 tỷ đồng, bằng 5,64% GDP. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước gồm có vay trong nước 51.572 tỷ đồng, vay ngoài nước 12.995 tỷ đồng.
Tại nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ tăng cường quản lý tài chính - ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng ngân sách Nhà nước tiết kiệm, có hiệu quả.
Trước khi các vị đại biểu nhấn nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình bày báo cáo tiếp thu giải trình nội dung này. Ủy ban đánh giá, báo cáo quyết toán đã được lập, thẩm định theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật, đã tiếp thu nhiều ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, của Kiểm toán Nhà nước và các vị đại biểu Quốc hội.
Về ý kiến cho rằng, các khoản thu từ các doanh nghiệp Nhà nước, tổng công ty Nhà nước, tập đoàn kinh tế Nhà nước còn thấp và chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình, thu ngân sách Nhà nước từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng chậm, một mặt do sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của khu vực này chưa cao. Mặt khác nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, số thuế phải nộp tính vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước, hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước đang tiến hành tái cấu trúc: chia tách, cổ phần hoá, sáp nhập.
Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nói riêng, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình với phương thức phù hợp. Về phía các cơ quan chuyên môn, cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước vào kinh doanh.