Quản lý đất đai: "Nói không có tiêu cực là không đúng"
Việc phần lớn khiếu kiện của ngành tài nguyên chủ yếu tập trung vào đất đai đang đặt ra nhiều câu hỏi về công tác quản lý
Việc phần lớn khiếu kiện của ngành tài nguyên chủ yếu tập trung vào đất đai đang đặt ra nhiều câu hỏi về công tác quản lý.
Nguyên nhân thì có nhiều, từ hệ thống pháp luật, chính sách hồ sơ đến công tác quản lý của các cấp… Tuy nhiên, khi mà có đến 99% khiếu nại, tố cáo của ngành tài nguyên là thuộc về đất đai như trong năm qua thì vai trò, trách nhiệm của những người làm công tác quản lý đất đai cũng cần phải được xem lại.
Cũng chính vì thế mà khi trao đổi với VnEconomy, ông Phùng Văn Nghệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thừa nhận: nếu khẳng định là không có tiêu cực trong quản lý đất đai ở địa phương thì không đúng. Bởi đơn giản, nếu không có những tiêu cực, nhũng nhiễu thì người dân cũng không bao giờ phải cần đến tờ đơn khiếu kiện và tìm gõ cửa cơ quan chức năng.
Nhưng thưa ông, không lẽ Bộ lại không có biện pháp gì để hạn chế những tiêu cực ở địa phương?
Đây cũng là vấn đề khó, vì thực tế thì quản lý đất đai ở địa phương là do các cơ quan của địa phương đó phụ trách, còn Bộ thì chỉ ban hành cơ chế chính sách và hướng dẫn thực hiện.
Do vậy, để phát hiện các tiêu cực tại địa phương thì cần phải có sự tham gia của các cơ cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan giám sát của địa phương. Theo tôi được biết, một trong những vấn đề khiếu nại, tố cáo nhiều nhất vẫn là liên quan đến việc cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận sử dụng đất.
Chính vì thế, hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo giao cho một cơ quan quản lý vấn đề nhà đất. Còn giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu nhà, đất thì giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Xây dựng nghiên cứu thống nhất hai mẫu giấy này, nhằm đơn giản hóa các thủ tục, góp phần hạn chế sự nhũng nhiễu, tiêu cực liên quan đến nhà, đất.
Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ ban hành mẫu mới ngay trong quý 2 này.
Nhưng những khiếu nại liên quan đến đất đai không chỉ là chuyện giấy tờ, mà còn là vấn đề thu hồi đất, giá cả đền bù… Theo phản ánh, hiện có nhiều địa phương thu hồi đất để làm các dự án nhưng lại để hoang phí hàng chục năm, gây bức xúc trong nhân dân, thưa ông?
Về nguyên tắc thì khi thu hồi đất phải nêu rõ mục đích sử dụng vào vấn đề gì, xây dựng công trình gì. Nếu thu hồi mà không sử dụng thì doanh nghiệp, cá nhân có thể làm việc trực tiếp với lãnh đạo địa phương để tìm hiểu nguyên nhân, khiếu kiện. Trong trường hợp này, nếu lỗi của bên nào thì bên đó phải có trách nhiệm bồi thường.
Còn giá đền bù thì cũng phải có phương án cụ thể và bắt buộc phải có hội đồng thẩm định. Bởi nếu doanh nghiệp nói thấp nhưng Nhà nước nói cao thì ai làm trung gian.
Nhưng nhiều người vẫn cho rằng, nguyên nhân của các vụ khiếu kiện, ách tắc trong giải phóng mặt bằng là do giá đất đền bù luôn thấp hơn giá thị trường?
Thực ra thì hiểu thế nào là giá thị trường trong điều kiện bình thường thì cũng là một vấn đề còn nhiều tranh cãi và khá "mơ hồ". Chẳng hạn, cả một tuyến phố nhưng mấy năm nay chỉ có một, hai nhà bán đất thì không thể lấy mức giá đó làm căn cứ cho giá thị trường được.
Giá thị trường là phải xem xét đối với những giao dịch bình thường trên một khu vực. Cho nên, yêu cầu của Chính phủ, điều kiện bình thường có nghĩa là phải điều tra, khảo sát trên một khu vực rộng, sau đó lấy một mức giá bình quân.
Đúng ra thì Nhà nước phải đứng ra đăng ký giá ban đầu, trước khi giải phóng mặt bằng, nhưng hiện nay vẫn chưa triển khai được vì còn nhiều quan điểm khác nhau.
Vậy quan điểm của Bộ như thế nào khi còn tình trạng nhiều địa phương thu hồi đất của doanh nghiệp và dân để xây công trình công cộng, nhưng lại chia lô để bán, thưa ông?
Điều này thì hoàn toàn là sai quy định. Nếu thu hồi đất để làm công trình công cộng nhưng không làm thì cũng phải có giải trình, công bố quy hoạch điều chỉnh.
Trên thực tế, chúng ta cũng đã có khá nhiều quy định chi tiết, song việc giám sát thực hiện thì còn nhiều yếu kém.
Chẳng hạn nhưng chính sách đổi đất lấy hạ tầng thì cũng đã có quy định, song thực hiện lại rất khó.Lý do là bởi, trong quá trình triển khai thì chúng ta vẫn chưa kết hợp được. Khi chúng ta làm giao thông thì chỉ chú trọng vào làm giao thông và do cơ quan phụ trách giao thông làm, còn việc khai thác quỹ đất hai bên đường thì lại do một cơ quan khác.
Trong khi đó, ở các nước khác thì khi làm đường, họ bắt buộc phải công bố luôn quy hoạch hai bên đường với những quy định rất nghiêm ngặt, chẳng hạn như ở Hàn Quốc, Trung Quốc… họ cấm xây nhà sát mặt đường nên quy hoạch của họ không thể chê vào đâu được.
Vậy có nghĩa là ông cho rằng, khiếu kiện chủ yếu là do tiêu cực của cán bộ quản lý đất đai ở địa phương?
Thực ra thì khiếu kiện chủ yếu vẫn là do tranh chấp về quyền, hoặc giải quyết của địa phương không thỏa đáng.
Còn nếu khẳng định là không có tiêu cực ở địa phương thì không đúng. Nhưng ở mức nào thì phải tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể. Đúng là một trong những vấn đề người dân phàn nàn nhiều nhất là sự nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ địa chính địa phương...
Nguyên nhân thì có nhiều, từ hệ thống pháp luật, chính sách hồ sơ đến công tác quản lý của các cấp… Tuy nhiên, khi mà có đến 99% khiếu nại, tố cáo của ngành tài nguyên là thuộc về đất đai như trong năm qua thì vai trò, trách nhiệm của những người làm công tác quản lý đất đai cũng cần phải được xem lại.
Cũng chính vì thế mà khi trao đổi với VnEconomy, ông Phùng Văn Nghệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thừa nhận: nếu khẳng định là không có tiêu cực trong quản lý đất đai ở địa phương thì không đúng. Bởi đơn giản, nếu không có những tiêu cực, nhũng nhiễu thì người dân cũng không bao giờ phải cần đến tờ đơn khiếu kiện và tìm gõ cửa cơ quan chức năng.
Nhưng thưa ông, không lẽ Bộ lại không có biện pháp gì để hạn chế những tiêu cực ở địa phương?
Đây cũng là vấn đề khó, vì thực tế thì quản lý đất đai ở địa phương là do các cơ quan của địa phương đó phụ trách, còn Bộ thì chỉ ban hành cơ chế chính sách và hướng dẫn thực hiện.
Do vậy, để phát hiện các tiêu cực tại địa phương thì cần phải có sự tham gia của các cơ cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan giám sát của địa phương. Theo tôi được biết, một trong những vấn đề khiếu nại, tố cáo nhiều nhất vẫn là liên quan đến việc cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận sử dụng đất.
Chính vì thế, hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo giao cho một cơ quan quản lý vấn đề nhà đất. Còn giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu nhà, đất thì giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Xây dựng nghiên cứu thống nhất hai mẫu giấy này, nhằm đơn giản hóa các thủ tục, góp phần hạn chế sự nhũng nhiễu, tiêu cực liên quan đến nhà, đất.
Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ ban hành mẫu mới ngay trong quý 2 này.
Nhưng những khiếu nại liên quan đến đất đai không chỉ là chuyện giấy tờ, mà còn là vấn đề thu hồi đất, giá cả đền bù… Theo phản ánh, hiện có nhiều địa phương thu hồi đất để làm các dự án nhưng lại để hoang phí hàng chục năm, gây bức xúc trong nhân dân, thưa ông?
Về nguyên tắc thì khi thu hồi đất phải nêu rõ mục đích sử dụng vào vấn đề gì, xây dựng công trình gì. Nếu thu hồi mà không sử dụng thì doanh nghiệp, cá nhân có thể làm việc trực tiếp với lãnh đạo địa phương để tìm hiểu nguyên nhân, khiếu kiện. Trong trường hợp này, nếu lỗi của bên nào thì bên đó phải có trách nhiệm bồi thường.
Còn giá đền bù thì cũng phải có phương án cụ thể và bắt buộc phải có hội đồng thẩm định. Bởi nếu doanh nghiệp nói thấp nhưng Nhà nước nói cao thì ai làm trung gian.
Nhưng nhiều người vẫn cho rằng, nguyên nhân của các vụ khiếu kiện, ách tắc trong giải phóng mặt bằng là do giá đất đền bù luôn thấp hơn giá thị trường?
Thực ra thì hiểu thế nào là giá thị trường trong điều kiện bình thường thì cũng là một vấn đề còn nhiều tranh cãi và khá "mơ hồ". Chẳng hạn, cả một tuyến phố nhưng mấy năm nay chỉ có một, hai nhà bán đất thì không thể lấy mức giá đó làm căn cứ cho giá thị trường được.
Giá thị trường là phải xem xét đối với những giao dịch bình thường trên một khu vực. Cho nên, yêu cầu của Chính phủ, điều kiện bình thường có nghĩa là phải điều tra, khảo sát trên một khu vực rộng, sau đó lấy một mức giá bình quân.
Đúng ra thì Nhà nước phải đứng ra đăng ký giá ban đầu, trước khi giải phóng mặt bằng, nhưng hiện nay vẫn chưa triển khai được vì còn nhiều quan điểm khác nhau.
Vậy quan điểm của Bộ như thế nào khi còn tình trạng nhiều địa phương thu hồi đất của doanh nghiệp và dân để xây công trình công cộng, nhưng lại chia lô để bán, thưa ông?
Điều này thì hoàn toàn là sai quy định. Nếu thu hồi đất để làm công trình công cộng nhưng không làm thì cũng phải có giải trình, công bố quy hoạch điều chỉnh.
Trên thực tế, chúng ta cũng đã có khá nhiều quy định chi tiết, song việc giám sát thực hiện thì còn nhiều yếu kém.
Chẳng hạn nhưng chính sách đổi đất lấy hạ tầng thì cũng đã có quy định, song thực hiện lại rất khó.Lý do là bởi, trong quá trình triển khai thì chúng ta vẫn chưa kết hợp được. Khi chúng ta làm giao thông thì chỉ chú trọng vào làm giao thông và do cơ quan phụ trách giao thông làm, còn việc khai thác quỹ đất hai bên đường thì lại do một cơ quan khác.
Trong khi đó, ở các nước khác thì khi làm đường, họ bắt buộc phải công bố luôn quy hoạch hai bên đường với những quy định rất nghiêm ngặt, chẳng hạn như ở Hàn Quốc, Trung Quốc… họ cấm xây nhà sát mặt đường nên quy hoạch của họ không thể chê vào đâu được.
Vậy có nghĩa là ông cho rằng, khiếu kiện chủ yếu là do tiêu cực của cán bộ quản lý đất đai ở địa phương?
Thực ra thì khiếu kiện chủ yếu vẫn là do tranh chấp về quyền, hoặc giải quyết của địa phương không thỏa đáng.
Còn nếu khẳng định là không có tiêu cực ở địa phương thì không đúng. Nhưng ở mức nào thì phải tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể. Đúng là một trong những vấn đề người dân phàn nàn nhiều nhất là sự nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ địa chính địa phương...