Đăng ký nhà đất qua mạng: “Trên lý thuyết thì tất cả đều ủng hộ”
Dự kiến đến năm 2015, việc cấp giấy chứng nhận nhà đất qua mạng sẽ chính thức được triển khai tại Việt Nam
Dự kiến đến năm 2015, việc cấp giấy chứng nhận nhà đất qua mạng sẽ chính thức được triển khai tại Việt Nam.
Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai cũng như đảm bảo tính minh bạch của việc đăng ký và sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Đôi, Giám đốc Trung tâm Thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nếu như nhận thức của người dân cũng như cán bộ quản lý không được thay đổi thì sẽ rất khó mà đạt hiệu quả cao nhất.
Trò chuyện với VnEconomy, ông nói:
- Hiện đề án đang được triển khai thí điểm tại một số địa phương. Nhìn chung, kết quả bước đầu khá thuận lợi, song trên thực tế vẫn còn một số quy định mang tính “bí mật” cũng như những bất cập về khung pháp lý đất đai, thiếu quy định về việc thế chấp tài sản là nhà, đất… đã làm hạn chế tính ưu việt của đề án.
Để giao dịch điện tử được triển khai rộng rãi và hiệu quả thì nhất thiết phải có sự đồng bộ, từ khung pháp lý về bất động sản, biểu thuế phù hợp và đặc biệt là ý thức tự giác của người dân và của cán bộ thực thi.
Nếu hệ thống đã lập ra rồi mà người dân không đến đăng ký thì hệ thống sẽ “chết” và trở nên vô nghĩa.
Nhưng việc đăng ký qua mạng liệu có kiểm soát được tình trạng đầu cơ không, thưa ông?
Theo tôi thì vẫn có thể kiểm soát được bằng cách kết nối trực tiếp với ngành thuế. Vì vậy, chúng ta có thể cho phép mua bán thoải mái mà vẫn có biện pháp để kiểm soát.
Chẳng hạn, nếu mua nhà ở cái thứ nhất thì tính thuế suất lần đầu, cái thứ hai thì tính theo thuế suất kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân.
Đây cũng là điều mà rất nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng. Hơn nữa, ở các nước, bất động sản thường chiếm 50 -70% tổng tài sản quốc gia, nếu không đưa vào cơ chế thị trường để biến thành nguồn vốn thì sẽ thất bại.
“Trên lý thuyết thì tất cả đều ủng hộ”
Hiện nay dự án thí điểm đã được triển khai ở những địa phương nào, thưa ông?
Hiện nay đã được triển khai ở Bắc Ninh, Đồng Nai, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai ở Nam Định và Hà Nam.
Vậy giới kinh doanh nhà đất tại các địa phương có hưởng ứng dự án này không, thưa ông?
Họ hoàn toàn ủng hộ, bởi khi giao dịch điện tử thì cơ sở dữ liệu không chỉ cho nhà quản lý mà còn giúp ích cho cả những đối tượng kinh doanh, các nhà môi giới.
Chúng ta đã xác định, môi giới bất động sản là một nghề, vậy thì nhà môi giới cũng cần phải tìm thông tin từ những cơ sở dữ liệu. Nếu nhà nước đã “cho” họ một cái nghề nhưng không cho họ một công cụ để hoạt động thì chắc chắn họ sẽ chết, giống như đẻ con mà không cho bú sữa vậy.
Vậy, còn thái độ hưởng ứng của lãnh đạo địa phương thì sao, thưa ông?
Trên lý thuyết thì hầu như tất cả đều ủng hộ. Đặc biệt, tại thành phố Nam Định thì đồng chí Chủ tịch UNBND đã tình nguyện đứng ra làm giám đốc dự án.
Hiện nay, ở Nam Định, việc đăng ký nhà đất thì người dân không phải xếp hàng mà chỉ cần ấn nút chuyển nhượng là sẽ có các lệnh tương ứng.
Ngay cả những thắc mắc của người dân về thủ tục đất đai, thời gian giải quyết cũng sẽ được trả lời tự động.
Tuy nhiên, việc triển khai ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi nhận thức của cả người dân lẫn cán bộ lãnh đạo cũng chưa được cải thiện. Có một số nơi, cán bộ làm giao dịch vẫn còn nhiều nhũng nhiễu, họ muốn giao dịch càng “mờ” càng tốt để thu lợi bất chính.
Nếu không xóa bỏ được những "lực cản" này thì sẽ rất khó áp dụng công nghệ hiện đại trong đăng ký nhà đất.
Điều này cũng giải thích việc một số thành phố lớn nhưng công nghệ tin học trong quản lý đất đai lại không bằng các tỉnh lẻ.
Nhưng nếu lãnh đạo tỉnh lại làm giám đốc dự án thì liệu có khách quan hay không, thưa ông?
Theo quan điểm của tôi thì không nên nhìn vào vị trí, mà cần nhìn vào năng lực của người đó khi vận hành dự án, có đúng theo quy định của pháp luật hay không và có vì mục tiêu chung của dự án hay không.
Tất nhiên là trong Pháp lệnh Công chức thì có quy định, nếu một cán bộ đã làm việc này thì không được làm cái kia.
“Có những vấn đề chưa được công bố rộng rãi”
Khi làm dự án thí điểm thì cơ quan quản lý có phát hiện ai là người có nhiều đất đai nhất không, thưa ông?
Có chứ.
Tại Bắc Ninh chúng tôi đã biết ai là người có nhiều đất đai nhất. Tuy nhiên, có những vấn đề mà đến thời điểm này chưa được phép công bố rộng rãi.
Nhưng tôi hy vọng cũng chỉ trong khoảng 1 -2 năm nữa thì những thông tin về đất đai sẽ được công bố rộng rãi.
Nhưng, theo quan điểm của tôi, nếu ai đó mà mua được nhiều nhà đất bằng chính đồng tiền hợp pháp thì họ có quyền tự hào. Ngay bản thân tôi là cán bộ quản lý nhưng nếu mà có nhiều nhà đất thì tôi cũng tự hào vì tôi đã kinh doanh giỏi.
Đến một lúc nào đó, nếu tất cả chúng ta đều có nhiều tài sản, đất đai thì chúng ta phải tự hào là mình giàu.
Vậy nếu đăng ký điện tử thì người dân có phải đến trực tiếp tại các cơ quan nhà nước không, thưa ông?
Khi đó thì người dân không cần phải đến trực tiếp tại cơ quan quản lý, mà chỉ cần đăng ký bất kỳ ở đâu, miễn là có Internet.
Hiện nay ở Nam Định thì chương trình này đã được nối mạng với ngành thuế nên càng thuận tiện cho người dân trong việc nộp thuế và lệ phí.
Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai cũng như đảm bảo tính minh bạch của việc đăng ký và sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Đôi, Giám đốc Trung tâm Thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nếu như nhận thức của người dân cũng như cán bộ quản lý không được thay đổi thì sẽ rất khó mà đạt hiệu quả cao nhất.
Trò chuyện với VnEconomy, ông nói:
- Hiện đề án đang được triển khai thí điểm tại một số địa phương. Nhìn chung, kết quả bước đầu khá thuận lợi, song trên thực tế vẫn còn một số quy định mang tính “bí mật” cũng như những bất cập về khung pháp lý đất đai, thiếu quy định về việc thế chấp tài sản là nhà, đất… đã làm hạn chế tính ưu việt của đề án.
Để giao dịch điện tử được triển khai rộng rãi và hiệu quả thì nhất thiết phải có sự đồng bộ, từ khung pháp lý về bất động sản, biểu thuế phù hợp và đặc biệt là ý thức tự giác của người dân và của cán bộ thực thi.
Nếu hệ thống đã lập ra rồi mà người dân không đến đăng ký thì hệ thống sẽ “chết” và trở nên vô nghĩa.
Nhưng việc đăng ký qua mạng liệu có kiểm soát được tình trạng đầu cơ không, thưa ông?
Theo tôi thì vẫn có thể kiểm soát được bằng cách kết nối trực tiếp với ngành thuế. Vì vậy, chúng ta có thể cho phép mua bán thoải mái mà vẫn có biện pháp để kiểm soát.
Chẳng hạn, nếu mua nhà ở cái thứ nhất thì tính thuế suất lần đầu, cái thứ hai thì tính theo thuế suất kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân.
Đây cũng là điều mà rất nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng. Hơn nữa, ở các nước, bất động sản thường chiếm 50 -70% tổng tài sản quốc gia, nếu không đưa vào cơ chế thị trường để biến thành nguồn vốn thì sẽ thất bại.
“Trên lý thuyết thì tất cả đều ủng hộ”
Hiện nay dự án thí điểm đã được triển khai ở những địa phương nào, thưa ông?
Hiện nay đã được triển khai ở Bắc Ninh, Đồng Nai, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai ở Nam Định và Hà Nam.
Vậy giới kinh doanh nhà đất tại các địa phương có hưởng ứng dự án này không, thưa ông?
Họ hoàn toàn ủng hộ, bởi khi giao dịch điện tử thì cơ sở dữ liệu không chỉ cho nhà quản lý mà còn giúp ích cho cả những đối tượng kinh doanh, các nhà môi giới.
Chúng ta đã xác định, môi giới bất động sản là một nghề, vậy thì nhà môi giới cũng cần phải tìm thông tin từ những cơ sở dữ liệu. Nếu nhà nước đã “cho” họ một cái nghề nhưng không cho họ một công cụ để hoạt động thì chắc chắn họ sẽ chết, giống như đẻ con mà không cho bú sữa vậy.
Vậy, còn thái độ hưởng ứng của lãnh đạo địa phương thì sao, thưa ông?
Trên lý thuyết thì hầu như tất cả đều ủng hộ. Đặc biệt, tại thành phố Nam Định thì đồng chí Chủ tịch UNBND đã tình nguyện đứng ra làm giám đốc dự án.
Hiện nay, ở Nam Định, việc đăng ký nhà đất thì người dân không phải xếp hàng mà chỉ cần ấn nút chuyển nhượng là sẽ có các lệnh tương ứng.
Ngay cả những thắc mắc của người dân về thủ tục đất đai, thời gian giải quyết cũng sẽ được trả lời tự động.
Tuy nhiên, việc triển khai ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi nhận thức của cả người dân lẫn cán bộ lãnh đạo cũng chưa được cải thiện. Có một số nơi, cán bộ làm giao dịch vẫn còn nhiều nhũng nhiễu, họ muốn giao dịch càng “mờ” càng tốt để thu lợi bất chính.
Nếu không xóa bỏ được những "lực cản" này thì sẽ rất khó áp dụng công nghệ hiện đại trong đăng ký nhà đất.
Điều này cũng giải thích việc một số thành phố lớn nhưng công nghệ tin học trong quản lý đất đai lại không bằng các tỉnh lẻ.
Nhưng nếu lãnh đạo tỉnh lại làm giám đốc dự án thì liệu có khách quan hay không, thưa ông?
Theo quan điểm của tôi thì không nên nhìn vào vị trí, mà cần nhìn vào năng lực của người đó khi vận hành dự án, có đúng theo quy định của pháp luật hay không và có vì mục tiêu chung của dự án hay không.
Tất nhiên là trong Pháp lệnh Công chức thì có quy định, nếu một cán bộ đã làm việc này thì không được làm cái kia.
“Có những vấn đề chưa được công bố rộng rãi”
Khi làm dự án thí điểm thì cơ quan quản lý có phát hiện ai là người có nhiều đất đai nhất không, thưa ông?
Có chứ.
Tại Bắc Ninh chúng tôi đã biết ai là người có nhiều đất đai nhất. Tuy nhiên, có những vấn đề mà đến thời điểm này chưa được phép công bố rộng rãi.
Nhưng tôi hy vọng cũng chỉ trong khoảng 1 -2 năm nữa thì những thông tin về đất đai sẽ được công bố rộng rãi.
Nhưng, theo quan điểm của tôi, nếu ai đó mà mua được nhiều nhà đất bằng chính đồng tiền hợp pháp thì họ có quyền tự hào. Ngay bản thân tôi là cán bộ quản lý nhưng nếu mà có nhiều nhà đất thì tôi cũng tự hào vì tôi đã kinh doanh giỏi.
Đến một lúc nào đó, nếu tất cả chúng ta đều có nhiều tài sản, đất đai thì chúng ta phải tự hào là mình giàu.
Vậy nếu đăng ký điện tử thì người dân có phải đến trực tiếp tại các cơ quan nhà nước không, thưa ông?
Khi đó thì người dân không cần phải đến trực tiếp tại cơ quan quản lý, mà chỉ cần đăng ký bất kỳ ở đâu, miễn là có Internet.
Hiện nay ở Nam Định thì chương trình này đã được nối mạng với ngành thuế nên càng thuận tiện cho người dân trong việc nộp thuế và lệ phí.