''Quảng Ninh đã kiểm soát được ổ dịch Covid mặc dù còn phát sinh ca mới''
Tình hình dịch Covid của Quảng Ninh có thể nói là đã xác định được đúng ổ dịch và kiểm soát được hoàn toàn mặc dù phát sinh thêm ca bệnh, theo Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký
Bên lề Đại hội XIII của Đảng, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí Thư Tỉnh uỷ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã cập nhật tình hình về chống dịch covid tại Quảng Ninh
Đến thời điểm này, diễn biến ở các ổ dịch ở Quảng Ninh đã được kiểm soát như thế nào, thưa ông?
Tình hình dịch Covid của Quảng Ninh có thể nói là đã xác định được đúng ổ dịch và kiểm soát được hoàn toàn mặc dù phát sinh thêm ca bệnh.
Đối với ổ dịch tại Sân bay Vân Đồn, có thể nói đã đặc biệt kiểm soát hoàn toàn, mặc dù có phát sinh một ca bệnh lớn trong cộng đồng từ bệnh nhân 1553. Đến giờ này dc kiểm soát.
Riêng ổ dịch ở thị xã Đông Triều có liên quan đến nhà máy POYUN nhưng cũng đã được kiểm soát. Đến thời điểm này, tổng số người của cả 2 ổ dịch (Sân bay Vân Đồn và Thị xã Đông Triều) qua sàng lọc lên tới 12.000 người có liên quan.
Có thể nói một tốc độ rất nhanh, với một lượng người rất lớn, đã được truy vết rất nhanh, với tốc độ thần tốc.
Đến giờ này, Quảng Ninh đã lấy mẫu lên tới gần 8.000 mẫu, trong đó ngày hôm qua (29/1) là 2.700 mẫu và hôm nay là 5.300 mẫu.
12.000 mẫu được sàng lọc có phải là con số cuối cùng không, thưa ông?
Đó chưa phải là con số cuối cùng. Chúng tôi xác định, khi thêm các ca mới, ngay lập tức phải xác định các ca F1, F2, F3, F4, F5.
Lần này, Quảng Ninh thực hiện truy vết đến tận F4, F5, vì do đặc thù của chủng mới nên buộc phải làm rộng như vậy. Bởi chỉ có làm trên diện rộng, lấy mẫu nhanh trên diện rộng, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện các giải pháp xét nghiệm mẫu nhanh nhất sẽ đảm bảo cho các giải pháp triển khai sau đó đạt hiệu quả.
Có thể nói, tốc độ truy vết, tốc độ lấy mẫu xét nghiệm, tốc độ xét nghiệm mẫu, năng lực xét nghiệm mẫu tăng gấp bội và năng lực xử lý của Quảng Ninh tăng rất nhanh. Quảng Ninh đã hoàn toàn chủ động trong đợt này, huy động tổng lực toàn bộ nhân viên y tế xuống các địa bàn trọng điểm của Vân Đồn và Đông Triều để thực hiện.
Trước tình hình xuất hiện ca dịch trong cộng đồng hôm nay, Tỉnh Quảng Ninh đã chính thức áp dụng lệnh giãn cách xã hội và tạm thời thực hiện lệnh phong toả đối với Thị trấn Cái Rồng và một số xã ở đảo Vân Đồn để phục vụ việc phòng chống dịch được nhanh và hiệu quả hơn, nhằm đạt được mục tiêu dập tắt toàn bộ các ổ dịch trong thời gian sớm nhất, tuyệt đối không để lây lan trên diện rộng, đảm bảo cho tình hình ổn định sản xuất kinh doanh, nhất là dịp Tết Nguyên đán đang đến gần. Đồng thời, tiếp tục các giải pháp đảm bảo mua thêm hàng hoá phục vụ nhân dân. Điều này là rất quan trọng và cần thiết, nhất là khi Quảng Ninh được xác định là một trọng điểm về kinh tế. Vì vậy, vẫn phải giữ được nhịp độ sản xuất.
Ông có thể lượng hoá những tác động của việc đóng cửa Sân bay quốc tế Vân Đồn?
Sân bay Quốc tế Vân Đồn theo Chỉ thị 05 của Thủ tướng sẽ đóng cửa từ 28/1 để phục vụ chống dịch vì nơi đó là ổ dịch Covid. Đến nay, Sân bay Vân Đồn đã đóng cửa để thực hiện mục tiêu nhanh chóng dập ổ dịch. Sau khi dập dịch xong rồi thì lại mở bình thường, mọi hoạt động trở lại bình thường.
Trên thực tế, năm qua, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồng đã đóng góp rất nhiều vào hình ảnh của quốc gia, đã đón gần 160 chuyến bay đưa chuyên gia lao động nước ngoài, kiều bào ta ở nước ngoài từ vùng có dịch về nước và thực hiện các biện pháp cách ly.
Tổng người đã đón và thực hiện cách ly lên đến gần 5 vạn người, đóng góp tích cực vào công tác phòng chống dịch Covid. Có thể nói đây là một đóng góp rất tích cực của Quảng Ninh. Tất nhiên, vừa qua có thêm một ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, nhưng đó là điều ngoài mong muốn và đến nay đã được kiểm soát hoàn toàn và không lây lan trên diện rộng.
Tỉnh Quảng Ninh hoàn toàn chủ động, về tổ chức các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ chỉ đạo, nhất là Chỉ thị 05
Tỉnh sẽ hỗ trợ cho người dân như thế nào trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội?
Mục tiêu phong toả không chỉ là đảm bảo việc phòng chống dịch được hiệu quả, nhanh, triệt để hơn mà còn đảm bảo cho người dân hoàn toàn yên tâm, không bị xáo trộn cuộc sống. Đặc biệt là phải xử lý thu mua nông thuỷ hải sản, khi Tết đến xuân về, là mùa thu hoạch của bà con.
Theo đó, Tỉnh Quảng Ninh sẽ áp dụng giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ hàng cho bà con, đảm bảo giảm thiểu thiệt hại trong thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách.