Quy hoạch Hà Nội: Không có chuyện “dời đô”
Chính phủ báo cáo bổ sung một số nội dung về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
Không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi.
Đó là khẳng định tại báo cáo bổ sung của Chính phủ về một số nội dung của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày trước Quốc hội sáng nay.
Trước đó, và chiều 3/6, khi thảo luận tại tổ về đồ án, ý tưởng hình thành trục Thăng Long và chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì đã không thuyết phục được nhiều đại biểu. Ý kiến tại nhiều tổ cho rằng, việc đưa trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì trong khi trung tâm chính trị vẫn ở Ba Đình là “rất phi thực tế và lãng phí”.
Không có chuyện “dời đô”
Báo cáo bổ sung viết “phải hiểu rằng toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước.
Do vậy “không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi”.
“Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là trung tâm chính trị của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta”, báo cáo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng giải thích, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia, mà thực tế phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố Hà Nội.
Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai. Trong ý tưởng quy hoạch chung lần này Ba Vì “chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050”. Trụ sở các bộ ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nơi nào nếu không có nhu cầu, báo cáo nêu rõ.
Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ… phải được nêu trong quy hoạch dài hạn. “ Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải có trong một đồ án quy hoạch chung”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trục Thăng Long không phải là trục tâm linh
Bên cạnh trung tâm hành chính quốc gia thì ý tưởng hình thành trục Thăng Long trong đồ án cũng khiến nhiều đại biểu băn khoăn.
Báo cáo bổ sung của Chính phủ cho biết, trong quy hoạch chung có 5 trục giao thông mới được đề xuất song hành với 7 trục hướng tâm hiện hữu, trong đó có một trục phát triển, cũng là một trục cảnh quan được đề xuất kết nối với khu vực nội đô với Hòa Lạc, tạm gọi là trục Thăng Long.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, trục Thăng Long bên cạnh chức năng giải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật, còn tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5 km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiến trúc văn hóa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện không gian kiến trúc cảnh quan kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài.
"Một số ý kiến nêu trục Thăng Long là trục tâm linh hay trục hoàng đạo là không đúng với ý tưởng của đồ án", báo cáo viết.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trục Thăng Long sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Bộ trưởng cho rằng, trước mắt cần triển khai tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh các nội dung trên, báo cáo này cũng giải trình thêm các vấn đề về quá trình tổ chức thực hiện, dự báo phát triển và một số nội dung còn có nhiều ý kiến trái chiều tại Quốc hội.
Sau khi nghe báo cáo bổ sung, Quốc hội sẽ dành toàn bộ thời gian còn lại để thảo luận tại hội trường về đồ án.
Đó là khẳng định tại báo cáo bổ sung của Chính phủ về một số nội dung của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày trước Quốc hội sáng nay.
Trước đó, và chiều 3/6, khi thảo luận tại tổ về đồ án, ý tưởng hình thành trục Thăng Long và chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì đã không thuyết phục được nhiều đại biểu. Ý kiến tại nhiều tổ cho rằng, việc đưa trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì trong khi trung tâm chính trị vẫn ở Ba Đình là “rất phi thực tế và lãng phí”.
Không có chuyện “dời đô”
Báo cáo bổ sung viết “phải hiểu rằng toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước.
Do vậy “không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi”.
“Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là trung tâm chính trị của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta”, báo cáo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng giải thích, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia, mà thực tế phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố Hà Nội.
Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai. Trong ý tưởng quy hoạch chung lần này Ba Vì “chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050”. Trụ sở các bộ ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nơi nào nếu không có nhu cầu, báo cáo nêu rõ.
Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ… phải được nêu trong quy hoạch dài hạn. “ Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải có trong một đồ án quy hoạch chung”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trục Thăng Long không phải là trục tâm linh
Bên cạnh trung tâm hành chính quốc gia thì ý tưởng hình thành trục Thăng Long trong đồ án cũng khiến nhiều đại biểu băn khoăn.
Báo cáo bổ sung của Chính phủ cho biết, trong quy hoạch chung có 5 trục giao thông mới được đề xuất song hành với 7 trục hướng tâm hiện hữu, trong đó có một trục phát triển, cũng là một trục cảnh quan được đề xuất kết nối với khu vực nội đô với Hòa Lạc, tạm gọi là trục Thăng Long.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, trục Thăng Long bên cạnh chức năng giải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật, còn tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5 km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiến trúc văn hóa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện không gian kiến trúc cảnh quan kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài.
"Một số ý kiến nêu trục Thăng Long là trục tâm linh hay trục hoàng đạo là không đúng với ý tưởng của đồ án", báo cáo viết.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trục Thăng Long sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Bộ trưởng cho rằng, trước mắt cần triển khai tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh các nội dung trên, báo cáo này cũng giải trình thêm các vấn đề về quá trình tổ chức thực hiện, dự báo phát triển và một số nội dung còn có nhiều ý kiến trái chiều tại Quốc hội.
Sau khi nghe báo cáo bổ sung, Quốc hội sẽ dành toàn bộ thời gian còn lại để thảo luận tại hội trường về đồ án.