Rong biển - “mỏ vàng” của kinh tế tuần hoàn

Hà Lê
Chia sẻ

Bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy phát triển bền vững là mục đích mà Chương trình “Blue Ocean - Blue Foods” về rong biển của Trung tâm hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) và Japi Foods đồng hành hướng tới. Đó cũng là các mục tiêu của kinh tế tuần hoàn

 bà Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Japi Foods.
bà Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Japi Foods.

Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy  đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Japi Foods, xung quanh chương trình này.

Được biết Japi Foods đang đồng hành cùng Chương trình “Blue Ocean - Blue Foods”. Xin bà cho biết lý do nào khiến Japi Foods trở thành doanh nghiệp đầu tiên tham gia chương trình?

Chúng tôi đang đồng hành cùng chương trình “Blue Ocean - Blue Foods” vì đây là chương trình rất nhân văn với mục đích làm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường biển và sinh kế cho cộng đồng.

Chúng tôi tham gia chương trình như là duyên kết nối giữa Japi Foods với Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) khi cùng chung mục đích.

Sở dĩ tôi nói tới duyên là bởi trong chuyến đi về quê nhân dịp lễ 30/4/2024, bất chợt được nghe trên sóng radio có đề cập tới chương trình “Đi xe xanh vì tương lai xanh” của Xanh SM.

Tức khắc trong đầu tôi bật ra ý tưởng: Japi Foods là Công ty sản xuất kinh doanh những sản phẩm dùng nguyên liệu khai thác từ biển, vậy tại sao mình không làm một cái gì đó để trả lại cho biển cả? Phải làm gì để doanh nghiệp mình góp phần bảo vệ môi trường biển, để biển luôn luôn xanh?

Với câu hỏi đó, tôi nghĩ ngay đến chương trình trồng cây bàng biển - đây là loại cây chịu được mặn, có thể chống gió bão, chống sạt lở bờ biển và lá còn có tác dụng làm một số vật dụng cho tiêu dùng thay thế cho các vật liệu dùng một lần…

Trên nẻo đường về quê, tâm trí tôi cứ hiện ra “Blue Ocean” cùng những cây bàng biển tươi tắn, thân thiện với môi trường. Mặc dù đang trong kỳ nghỉ lễ nhưng với ý nghĩ đó, tôi gọi điện thoại ngay cho anh Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc ICAFIS, Hội Thủy sản Việt Nam, một chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực này để trao đổi ý tưởng của mình.

Nghe tôi nói vậy, anh Lập thốt lên: “Trời ơi, cây bàng biển cũng tốt nhưng trồng lâu lớn lắm, sao cô không nghĩ đến nuôi trồng rong biển. Loại này nuôi trồng dễ, thu hoạch nhanh, nó vừa có giá trị kinh tế lại vừa có thể hấp thụ carbon từ khí quyển và trung hòa axit đại dương.

Hiện loại cây này đang trở thành giải pháp giúp làm sạch hành tinh đấy”. Nghe anh nói vậy, tôi thấy hay quá nên hẹn sau nghỉ lễ xin gặp anh để nghe kỹ hơn, sâu hơn.

Sau nghĩ lễ, tội vội gặp anh Đinh Xuân Lập và trong vòng một tuần ngồi bàn tính mới biết bên ICAFIS đã ấp ủ cây rong biển từ lâu rồi. Giờ đây, ICAFIS có thể hỗ trợ cho Japi Foods kết nối những thông tin liên quan đến vùng nuôi trồng thủy sản có thể kết hợp với nuôi trồng rong biển để Japi Foods triển khai dự án.

Phía Japi Foods cần phải có những cam kết trong việc tạo điều kiện nuôi trồng cũng như thu mua nguyên liệu rong biển, tạo giá trị kinh tế tăng thêm cho người dân nuôi trồng.

Vậy là từ suy nghĩ đơn giản: mình đã lấy những thứ từ biển thì phải tìm cách nào đó để trả lại cho biển đã khiến chúng tôi gặp duyên với ICAFIS và triển khai Chương trình “Blue Ocean - Blue Foods”. Chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục để đi sâu vào dự án nuôi trồng và khai thác chế biến sản phẩm từ rong biển.

Lâu nay người ta cũng đã nói nhiều về tiềm năng thế mạnh của rong biển. Nhưng hình như tiềm năng của nó vẫn chưa được khai thác nhiều. Còn với Japi Foods thì điều thú vị là gì khi bén “duyên” với rong biển, thưa bà?

Qua tham khảo các số liệu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Nha trang), chúng tôi biết Việt Nam mình có khoảng hơn 887 loài rong tự nhiên, trong đó có 88 loài có giá trị kinh tế, với 3 nhóm loài chính gồm: rong sụn, rong câu, rong nho.

Chế biến rong biển.
Chế biến rong biển.

Khu vực biển miền Trung có số lượng loài rong biển phân bố nhiều nhất với 310 loài, tiếp đến là khu vực biển miền Nam tìm thấy 221 loài rong biển.Trong vùng biển thuộc Vịnh Bắc Bộ đã xác định được 218 loài rong biển tự nhiên. Với rong biển có rất nhiều điều thú vị với chúng tôi, đó là:

Thứ nhất, nó mang lại lợi ích cho môi trường. Các nghiện cứu về rong biển đã chứng minh nó có khả năng hấp thụ carbon, nitơ, phốt-pho, hạn chế ô nhiễm môi trường, nó có thể hấp thụ carbon từ khí quyển và trung hòa axit đại dương, giúp làm sạch hành tinh.

Thứ hai, rong biển dễ nuôi trồng giúp tạo sinh kế với chi phí đầu tư thấp, thích hợp với người dân ven biển và quan trọng nhất là tạo ra thu nhập khá cao cho họ. Ví dụ như loại rong sụn, bà con gọi là “cây xóa đói giảm nghèo”. Bà con chỉ cần đầu tư khoảng 10 triệu đồng/ha mặt nước là đủ. Do thời gian sinh trưởng ngắn nên trong vòng từ 3 - 4 tháng, tùy điều kiện mặt nước là người nuôi có thể thu hoạch và bán nguyên liệu rong sụn.

Thứ ba, rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, được ví như yến của biển. Nó là thực phẩm giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Từ rong biển người ta có thể sản xuất nhiên liệu sinh học, mỹ phẩm, nhựa sinh học hoặc làm dược liệu, thực phẩm chức năng nhờ đặc tính chống viêm và chống ô-xy hóa của rong biển. Ngoài ra, rong biển có thể làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phân bón giúp kích thích tăng trưởng, giảm khí mê-tan trong chất thải động vật…

Thứ tư, rong biển giúp giảm lượng CO2 trong khí quyển, nên về lâu dài việc trồng và quản lý rong biển sẽ được đánh giá và chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia. Từ đó tạo ra chứng chỉ carbon để bán trên thị trường carbon, tạo thêm thu nhập cho người nuôi trồng rong biển.

Cuối cùng, điều rất quan trọng là việc chế biến rong biển phù hợp với tầm nhìn chiến lược của Japi Foods, khi chúng tôi đang theo đuổi xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp mình.

Bà vừa nhắc đến tầm nhìn chiến lược, mô hình kinh tế tuần hoàn. Vậy xin bà nói rõ thêm một chút những điều này về Japi Foods trong chương trình “Blue Ocean - Blue Foods”?

Về Japi Foods, ngay từ khi thành lập, chúng tôi đã quyết định theo đuổi nhóm ngành chiết xuất tinh chất từ thủy, hải sản thay vì chỉ tập trung vào sơ chế hay chế biến thông thường. Tiềm năng của nguồn tài nguyên biển là rất lớn, rất nhiều loại có thể khai thác mà rong biển chỉ là một trong vô số các thứ đó.

Tầm nhìn của Japi Foods là hướng đến việc trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chiết xuất các tinh chất giá trị cao từ các phụ phẩm thủy sản.

Ví dụ như làm những sản phẩm chứa các dưỡng chất chiết xuất từ rong biển giúp thanh lọc cơ thể, bổ sung khoáng chất và hỗ trợ sức khỏe tổng thể hay chiết xuất từ sụn vi cá làm sản phẩm giàu chondroitin, giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp và tăng cường độ đàn hồi cho sụn…

Vì thế Japi Foods chọn ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực chế biến rong biển cũng như hải sản để phát triển. Bằng mô hình này, công ty tham gia vào chương trình “Blue Ocean - Blue Foods” để không chỉ gia tăng giá trị kinh tế cho các sản phẩm từ biển nói chung, rong biển nói riêng, mà còn góp phần giảm thiểu lãng phí tài nguyên, bảo đảm cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Rong biển - “mỏ vàng” của kinh tế tuần hoàn - Ảnh 1

Japi Foods áp dụng công nghệ cao từ Nhật Bản – quốc gia nổi tiếng với những phát minh tiên tiến trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản. Bằng cách kết hợp các công nghệ này với quy trình sản xuất hiện đại, Công ty không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hơn nữa, Japi Foods còn nhận được sự đồng hành và cố vấn từ các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thủy sản của Việt Nam và Nhật Bản, giúp công ty có thể phát triển các danh mục sản phẩm có giá trị cao trong ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm tinh chất chiết xuất từ biển.

Japi Foods mong muốn tái tạo lại vòng đời mới cho các phụ phẩm từ thủy, hải sản, nhằm tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và hướng tới những thực phẩm xanh có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 43-2024 phát hành ngày 21/10/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:  

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Rong biển - “mỏ vàng” của kinh tế tuần hoàn - Ảnh 2

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con