Saudi Aramco mất ngôi “công ty lãi lớn nhất thế giới” vào tay Apple

Diệp Vũ
Chia sẻ

Hãng dầu lửa quốc doanh khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia không còn là công ty lãi lớn nhất thế giới

Ảnh minh họa - Ảnh: AP.
Ảnh minh họa - Ảnh: AP.

Hãng dầu lửa quốc doanh khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia không còn là công ty lãi lớn nhất thế giới, sau khi đại dịch Covid-19 gây sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2020.

Theo trang CNN Business, Aramco công bố kết quả kinh doanh cả năm 2020 vào ngày 21/3, cho biết lợi nhuận sụt giảm 44%, còn 49 tỷ USD. Công ty dầu khí lớn nhất thế giới nói rằng dù lợi nhuận lao dốc, công ty vẫn chi 75 tỷ USD trả cổ tức cả năm.

"Trong lúc ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19 được cảm nhận khắp nền kinh tế toàn cầu, chúng tôi càng chú trọng nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn và hoạt động kinh doanh", Tổng giám đốc (CEO) Amin Nasser của Aramco nói trong một tuyên bố.

Nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới bị ảnh hưởng nặng nề trong năm ngoái, khi các quốc gia phải phong tỏa để chống sự lây lan của Covid, khiến hoạt động đi lại trên toàn cầu ngưng trệ. Đầu 2020, có thời điểm giá dầu giảm xuống ngưỡng âm lần đầu tiên trong lịch sử do tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu dầu dẫn tới gần hết chỗ chứa dầu tồn.

Aramco cho biết kết quả kinh doanh suy giảm của công ty là hệ quả của nhiều yếu tố, bao gồm giá dầu giảm, lượng dầu bán được ít đi, cũng như tỷ suất lợi nhuận đi xuống ở mảng lọc hóa dầu.

Kết quả này đồng nghĩa với việc hãng công nghệ Mỹ Apple giành danh hiệu công ty lãi lớn nhất thế giới từ Aramco. Cả năm 2020, "táo khuyết" báo lãi 59 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng có thể vị trí này ở lại với Apple không lâu, vì giá dầu thế giới đã tăng mạnh trở lại trong mấy tháng trở lại đây. Năm 2019, trước khi Covid trở thành đại dịch, Aramco lãi 88 tỷ USD.

Từ đầu năm đến nay, năng lượng là lĩnh vực "ăn nên làm ra" hơn bất kỳ một ngành công nghiệp nào khác, với giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York đã tăng 30%.

Trong vòng 1 năm tới đây, Aramco dự kiến chi 35 tỷ USd đầu tư cố định, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến 40-45 tỷ USD trước đó.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con