SBIC, Vinalines đã tái cơ cấu đến đâu?
SBIC, Vinalines vẫn sẽ là tâm điểm tái cơ cấu của Bộ Giao thông Vận tải
Báo cáo tổng kết hoạt động của Bộ Giao thông Vận tải - được công bố tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm diễn ra mới đây - đã cập nhật một số kết quả mới đáng chú ý liên quan đến cổ phần hóa khối doanh nghiệp giao thông, trong đó có SBIC và Vinalines, những doanh nghiệp vẫn được chú ý đặc biệt lâu nay.
Theo báo cáo này, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) - “hậu duệ” của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) - hiện nay đã cơ bản hoàn thành tái cơ cấu tài chính đối với khoản trái phiếu quốc tế, các khoản nợ nước ngoài.
SBIC cũng đã cơ bản hoàn thành tái cơ cấu khoản nợ các tổ chức tín dụng trong nước giai đoạn 1, đợt 1 giai đoạn 2 và đang triển khai tái cơ cấu đợt 2 giai đoạn 2, theo đề án tiếp tục tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Trong số các doanh nghiệp thành viên của Vinashin trước đây, đã phê duyệt hình thức tái cơ cấu cho 40 doanh nghiệp, đang tiếp tục thẩm định để lựa chọn hình thức tái cơ cấu đối với 104 doanh nghiệp còn lại.
Đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đã thực hiện giải thể, dừng hoạt động 5 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp, phá sản 2 doanh nghiệp; hoàn thành cổ phần hóa 11 doanh nghiệp.
Trong kế hoạch sắp tới, Bộ cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu đối với 9 tổng công ty và các công ty còn lại thuộc Bộ theo đề án đã được phê duyệt, nhất là đối với 5 tổng công ty gồm SBIC, Vinalines, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
Báo cáo cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã hoàn thành IPO 7 doanh nghiệp, tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu, chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đối với 17 doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Đặc biệt, Bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thoái toàn bộ vốn nhà nước theo phương thức lựa chọn nhà đầu tư để bán đấu giá, thỏa thuận trực tiếp theo lô, bán cho người lao động; thoái vốn vượt tỷ lệ quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg đối với 23 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái vốn theo mệnh giá là 5.497 tỷ đồng.
Theo báo cáo này, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) - “hậu duệ” của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) - hiện nay đã cơ bản hoàn thành tái cơ cấu tài chính đối với khoản trái phiếu quốc tế, các khoản nợ nước ngoài.
SBIC cũng đã cơ bản hoàn thành tái cơ cấu khoản nợ các tổ chức tín dụng trong nước giai đoạn 1, đợt 1 giai đoạn 2 và đang triển khai tái cơ cấu đợt 2 giai đoạn 2, theo đề án tiếp tục tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Trong số các doanh nghiệp thành viên của Vinashin trước đây, đã phê duyệt hình thức tái cơ cấu cho 40 doanh nghiệp, đang tiếp tục thẩm định để lựa chọn hình thức tái cơ cấu đối với 104 doanh nghiệp còn lại.
Đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đã thực hiện giải thể, dừng hoạt động 5 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp, phá sản 2 doanh nghiệp; hoàn thành cổ phần hóa 11 doanh nghiệp.
Trong kế hoạch sắp tới, Bộ cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu đối với 9 tổng công ty và các công ty còn lại thuộc Bộ theo đề án đã được phê duyệt, nhất là đối với 5 tổng công ty gồm SBIC, Vinalines, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
Báo cáo cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã hoàn thành IPO 7 doanh nghiệp, tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu, chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đối với 17 doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Đặc biệt, Bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thoái toàn bộ vốn nhà nước theo phương thức lựa chọn nhà đầu tư để bán đấu giá, thỏa thuận trực tiếp theo lô, bán cho người lao động; thoái vốn vượt tỷ lệ quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg đối với 23 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái vốn theo mệnh giá là 5.497 tỷ đồng.