Sữa và sức ép tăng giá
Một số hãng sữa cho biết có thể sẽ tăng giá sữa sau dịp nghỉ Tết dương lịch
Trước áp lực của lạm phát, giá nguyên vật liệu tăng và VND giảm giá, một số hãng sữa cho biết có thể sẽ tăng giá sữa sau dịp nghỉ Tết dương lịch.
Bộ Tài chính cho hay đang tổng hợp số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam để đánh giá cơ cấu giá đã được các doanh nghiệp báo cáo trong thời gian vừa qua.
Đứng trước thông tin một số đại lý tại Tp.HCM thông báo tăng giá bán sữa Friso, ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, Giám đốc Đối ngoại của Friesland Campina Việt Nam khẳng định, công ty chưa có quyết định về việc tăng giá bất cứ sản phẩm nào của Friesland Campina. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới cũng là kiềm giữ giá để góp phần kiềm chế lạm phát theo chủ trương của Chính phủ.
Còn theo ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa quốc tế (IDP) thì công ty có thể sẽ tăng giá sữa sau dịp Tết Nguyên đán. Hiện nay, Công ty IDP đang phải cố chịu đựng ghìm giá sữa trước những tác động đẩy giá lên. IDP cho biết năm 2009, giá sữa tươi nguyên liệu là 7.200 đồng/lít. Trong năm 2010, giá sữa tươi nguyên liệu đã 5 lần tăng. Giá thu mua nguyên liệu buộc phải tăng trước sức ép cạnh tranh của một số công ty trong nước.
Một nguyên liệu quan trọng để sản xuất mặt hàng sữa chua của IDP là giấy tiệt trùng. Mặt hàng này được nhập khẩu 100% và mức giá cũng đã tăng 30-34% trong năm qua. Thêm vào đó, đồng USD tăng giá so với VND, lãi vay VND cũng tăng là nguyên nhân đẩy giá thành nhập khẩu nguyên liệu sản xuất sữa thành phẩm tăng. Do đó, Tổng giám đốc IDP cho biết, công ty dự kiến sẽ tăng giá sau Tết nguyên đán mặc dù đến nay sức ép tăng giá đã gần vượt quá sức chịu đựng của công ty.
Một hãng sữa thuộc diện phải đăng ký giá bán theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính là Mead Johnson cho biết vẫn giữ cam kết không tăng giá bán lẻ sản phẩm mặc dù cũng phải chịu tác động từ những yếu tố tăng giá nguyên liệu đầu vào và USD tăng giá so với VND trong thời gần đây. “Đến nay, hãng cũng chưa có kế hoạch cụ thể về việc sẽ tăng giá hay không trong thời gian tới”, đại diện của Mead Johnson cho biết.
Còn theo ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc đối ngoại của Nestle Việt Nam, đến nay công ty chưa có kế hoạch tăng giá mặc dù việc tăng giá là khó kiềm giữ trong thời gian tới. “Nestle có thể thực hiện tăng giá một số sản phẩm sau dịp nghỉ lễ Dương lịch”, ông Tuấn cho biết.
Phân tích xu hướng thị trường trong thời gian tới, một chuyên gia trong ngành sữa cho biết, xu hướng tăng giá sữa là chắc chắn trước những lực đẩy quá mạnh. Đó là, đồng VND giảm giá, lạm phát cao và giá nguyên vật liệu tăng. Trong đó, đồng VND giảm giá so với đồng USD, trong khi đồng USD lại giảm giá so với một số ngoại tệ khác dẫn đến tình trạng lạm phát kép khi các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu nguyên liệu sữa từ những nước sử dụng đồng tiền tăng giá so với USD trong thời gian qua.
Bộ Tài chính cũng cho biết, Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính đang phối hợp trong việc quản lý các số liệu tổng hợp chung về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam nhằm góp phần bình ổn giá sữa trên thị trường hiện nay.
Tổng cục Hải quan sẽ phải cung cấp số lượng và giá của 4 loại nguyên liệu sữa gồm bột gầy; nguyên kem (sữa bột toàn phần); bột béo; bột whey, bột sữa nước. Đặc biệt, phải chi tiết hoá số liệu về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu đối với một số công ty và thương hiệu sữa bột ngoại nhập.
Trong đó, chi tiết hoá số lượng, giá nguyên liệu sữa nhập khẩu (giá CIF) của 3 công ty gồm Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk); Công ty FrieslandCampina Việt Nam; Công ty TNHH Đại Tân Việt (New Viet Dairy); Công ty TNHH Xuân An.
Về số lượng, giá sữa bột thành phẩm ngoại nhập (giá CIF) thì phải chi tiết hoá số liệu liên quan tới 4 loại sản phẩm sữa gồm: Abbott (do Công ty TNHH dược phẩm 3A NK và phân phối); Mead Johnson (do Công ty TNHH Tiên Tiến NK và phân phối); Dumex (do Công ty Dumex Việt Nam NK và phân phối); XO (do Công ty CP XNK Nam Dương phân phối).
Trước mắt, Tổng cục Hải quan phải cung cấp ngay số liệu theo nội dung trên để Cục Quản lý giá tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ về đợt tăng giá sữa trong tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua. Về lâu dài, Tổng cục Hải quan định kỳ cung cấp số liệu theo định kì vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, sữa là một trong số các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá của Nhà nước được quy định tại NĐ số 75/CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 170/CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá. Việc chuẩn hoá số liệu về giá nhập khẩu mặt hàng sữa được kỳ vọng sẽ góp phần cập nhật, báo cáo tình hình giá cả định kỳ hàng tháng và qua đó có được những kiến nghị giải pháp bình ổn mặt hàng sữa trong thời gian tới.
Bộ Tài chính cho hay đang tổng hợp số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam để đánh giá cơ cấu giá đã được các doanh nghiệp báo cáo trong thời gian vừa qua.
Đứng trước thông tin một số đại lý tại Tp.HCM thông báo tăng giá bán sữa Friso, ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, Giám đốc Đối ngoại của Friesland Campina Việt Nam khẳng định, công ty chưa có quyết định về việc tăng giá bất cứ sản phẩm nào của Friesland Campina. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới cũng là kiềm giữ giá để góp phần kiềm chế lạm phát theo chủ trương của Chính phủ.
Còn theo ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa quốc tế (IDP) thì công ty có thể sẽ tăng giá sữa sau dịp Tết Nguyên đán. Hiện nay, Công ty IDP đang phải cố chịu đựng ghìm giá sữa trước những tác động đẩy giá lên. IDP cho biết năm 2009, giá sữa tươi nguyên liệu là 7.200 đồng/lít. Trong năm 2010, giá sữa tươi nguyên liệu đã 5 lần tăng. Giá thu mua nguyên liệu buộc phải tăng trước sức ép cạnh tranh của một số công ty trong nước.
Một nguyên liệu quan trọng để sản xuất mặt hàng sữa chua của IDP là giấy tiệt trùng. Mặt hàng này được nhập khẩu 100% và mức giá cũng đã tăng 30-34% trong năm qua. Thêm vào đó, đồng USD tăng giá so với VND, lãi vay VND cũng tăng là nguyên nhân đẩy giá thành nhập khẩu nguyên liệu sản xuất sữa thành phẩm tăng. Do đó, Tổng giám đốc IDP cho biết, công ty dự kiến sẽ tăng giá sau Tết nguyên đán mặc dù đến nay sức ép tăng giá đã gần vượt quá sức chịu đựng của công ty.
Một hãng sữa thuộc diện phải đăng ký giá bán theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính là Mead Johnson cho biết vẫn giữ cam kết không tăng giá bán lẻ sản phẩm mặc dù cũng phải chịu tác động từ những yếu tố tăng giá nguyên liệu đầu vào và USD tăng giá so với VND trong thời gần đây. “Đến nay, hãng cũng chưa có kế hoạch cụ thể về việc sẽ tăng giá hay không trong thời gian tới”, đại diện của Mead Johnson cho biết.
Còn theo ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc đối ngoại của Nestle Việt Nam, đến nay công ty chưa có kế hoạch tăng giá mặc dù việc tăng giá là khó kiềm giữ trong thời gian tới. “Nestle có thể thực hiện tăng giá một số sản phẩm sau dịp nghỉ lễ Dương lịch”, ông Tuấn cho biết.
Phân tích xu hướng thị trường trong thời gian tới, một chuyên gia trong ngành sữa cho biết, xu hướng tăng giá sữa là chắc chắn trước những lực đẩy quá mạnh. Đó là, đồng VND giảm giá, lạm phát cao và giá nguyên vật liệu tăng. Trong đó, đồng VND giảm giá so với đồng USD, trong khi đồng USD lại giảm giá so với một số ngoại tệ khác dẫn đến tình trạng lạm phát kép khi các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu nguyên liệu sữa từ những nước sử dụng đồng tiền tăng giá so với USD trong thời gian qua.
Bộ Tài chính cũng cho biết, Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính đang phối hợp trong việc quản lý các số liệu tổng hợp chung về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam nhằm góp phần bình ổn giá sữa trên thị trường hiện nay.
Tổng cục Hải quan sẽ phải cung cấp số lượng và giá của 4 loại nguyên liệu sữa gồm bột gầy; nguyên kem (sữa bột toàn phần); bột béo; bột whey, bột sữa nước. Đặc biệt, phải chi tiết hoá số liệu về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu đối với một số công ty và thương hiệu sữa bột ngoại nhập.
Trong đó, chi tiết hoá số lượng, giá nguyên liệu sữa nhập khẩu (giá CIF) của 3 công ty gồm Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk); Công ty FrieslandCampina Việt Nam; Công ty TNHH Đại Tân Việt (New Viet Dairy); Công ty TNHH Xuân An.
Về số lượng, giá sữa bột thành phẩm ngoại nhập (giá CIF) thì phải chi tiết hoá số liệu liên quan tới 4 loại sản phẩm sữa gồm: Abbott (do Công ty TNHH dược phẩm 3A NK và phân phối); Mead Johnson (do Công ty TNHH Tiên Tiến NK và phân phối); Dumex (do Công ty Dumex Việt Nam NK và phân phối); XO (do Công ty CP XNK Nam Dương phân phối).
Trước mắt, Tổng cục Hải quan phải cung cấp ngay số liệu theo nội dung trên để Cục Quản lý giá tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ về đợt tăng giá sữa trong tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua. Về lâu dài, Tổng cục Hải quan định kỳ cung cấp số liệu theo định kì vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, sữa là một trong số các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá của Nhà nước được quy định tại NĐ số 75/CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 170/CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá. Việc chuẩn hoá số liệu về giá nhập khẩu mặt hàng sữa được kỳ vọng sẽ góp phần cập nhật, báo cáo tình hình giá cả định kỳ hàng tháng và qua đó có được những kiến nghị giải pháp bình ổn mặt hàng sữa trong thời gian tới.