Tám nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất, Ukraine dẫn đầu

Đức Anh
Chia sẻ

Nhập khẩu vũ khí của Ukraine trong 5 năm qua tăng gấp gần 100 lần so với giai đoạn 2015-2019 do chiến tranh với Nga nổ ra từ tháng 2/2022...

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Theo dữ liệu mới từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2020-2024, Ukraine là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 8,8% toàn cầu, theo sau là Ấn Độ (8,3%), Qatar (6,8%), Saudi Arabia (6,8%), Pakistan (4,6%) và Nhật Bản (3,9%). Năm quốc gia này chiếm 35% tổng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong 5 năm qua.

Tám nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất, Ukraine dẫn đầu - Ảnh 1

Với Ukraine, nhập khẩu vũ khí tăng gấp gần 100 lần trong giai đoạn 2020-2024 so với giai đoạn 2015-2019 do chiến tranh với Nga nổ ra từ tháng 2/2022. Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của nước này, chiếm 45%, theo sau là Đức (12%) và Ba Lan (11%). Kể từ năm 2022 đến nay, Ukraine nhập khẩu vũ khí cỡ lớn từ ít nhất 35 quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, Nga chủ yếu phụ thuộc vào vũ khí sản xuất trong nước, bên cạnh một số tên lửa, máy bay không người lái và pháo binh từ Iran và Triều Tiên.

Tính theo khu vực, nhập khẩu vũ khí của châu Phi trong 5 năm qua giảm 44% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 21%, Trung Đông giảm 20%. Ngược lại, châu Âu và châu Mỹ tăng nhập khẩu mặt hàng này với mức tăng lần lượt là 155% và 13%.

Sự sụt giảm ở châu Á và châu Đại Dương chủ yếu do Trung Quốc giảm nhập khẩu vũ khí (giảm 64%). 2020-2024 là giai đoạn 5 năm đầu tiên kể từ năm 1990 Trung Quốc không nằm trong top 10 nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới.

Theo báo cáo của SIPRI, sự thay đổi này cho thấy Trung Quốc đã nâng cao năng lực thiết kế và sản xuất vũ khí trong nước và giảm phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu.

Dù sụt giảm, nhập khẩu vũ khí của khu vực châu Á và châu Đại Dương vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất toàn cầu với 33% trong giai đoạn 2020-2024. Đây là khu vực có 4 đại diện nằm trong top 10 nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, gồm Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản và Australia. Theo sau là châu Âu với tỷ trọng 28%, Trung Đông 27%, châu Mỹ 6,2% và châu Phi 4,5%.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con