“Tăng chi ngân sách không gây áp lực tăng lạm phát”
Chính phủ giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra và đại biểu Quốc hội về thu, chi ngân sách
Chiều nay (28/10), Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2011, dự toán và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012.
Trước phiên thảo luận này, báo cáo tiếp thu giải trình về một số vấn đề được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách và ý kiến thảo luận tại tổ đã được Chính phủ gửi đến đại biểu Quốc hội.
Không tăng tiền cung ứng trong lưu thông
Trước một số ý kiến “phê” tổng chi ngân sách năm 2011 vẫn vượt dự toán 9,7% (70.400 tỷ đồng) là chưa góp phần vào nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của chính sách tài khóa, Chính phủ “thanh minh” rằng việc này không gây áp lực tăng lạm phát.
Vì, số dự kiến tăng chi ngân sách năm 2011 là trên cơ sở sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước và dự kiến phân bổ số ước tăng thu so với dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (tăng chi trả nợ 15.000 tỷ đồng, chi chuyển nguồn 22.400 tỷ đồng…”.
Đây là những khoản hạch toán chi, nhưng thực tế không làm tăng lượng tiền cung ứng trong lưu thông nên không gây áp lực tăng lạm phát, Chính phủ giải thích.
Báo cáo cũng cho biết, việc sử dụng số tăng thu ngân sách nhà nước cụ thể, sau khi kết thúc năm tài khóa 2011 (vào đầu năm 2012) Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đúng luật.
Kiên trì bội chi 2011 là 4,9%
Đề nghị giảm bội chi từ 4,9% xuống còn 4,8% GDP của một số đại biểu cũng được Chính phủ giải trình.
Theo đó, số vượt thu ngân sách trung ương năm 2011 khoảng 54.000 tỷ đồng, sau khi thưởng vượt thu và đầu tư trở lại cho địa phương theo chế độ, tăng chi cho các nhiệm vụ đã xác định từ nguồn tăng thu viện trợ, số còn lại, Chính phủ đề xuất sử dụng 15.000 tỷ đồng tăng chi trả nợ.
Việc này được lý giải là để giảm áp lực bố trí chi trả nợ, qua đó giảm áp lực tăng bội chi các năm sau.
Bên cạnh đó, 22.400 tỷ đồng được chuyển nguồn để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 và sử dụng 9.100 tỷ đồng để giảm bội chi (tương ứng khoảng trên 30% số vượt thu ngân sách Trung ương sau khi bổ sung cho địa phương theo chế độ tăng chi trả nợ).
Nếu giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống 4,8% GDP, cần thêm 2.300 tỷ đồng thì đòi hỏi phải giảm chi trả nợ như dự kiến, từ đó sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ và tăng số bội chi các năm sau, Chính phủ phân tích.
Do vậy “đề nghị cho giữ mức bội chi năm 2011 là 4,9% GDP. Trường hợp kết quả thu thực tế năm nay đặt cao hơn so với dự kiến, sẽ ưu tiên dành nguồn đẻ giảm thêm bội chi”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Trước phiên thảo luận này, báo cáo tiếp thu giải trình về một số vấn đề được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách và ý kiến thảo luận tại tổ đã được Chính phủ gửi đến đại biểu Quốc hội.
Không tăng tiền cung ứng trong lưu thông
Trước một số ý kiến “phê” tổng chi ngân sách năm 2011 vẫn vượt dự toán 9,7% (70.400 tỷ đồng) là chưa góp phần vào nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của chính sách tài khóa, Chính phủ “thanh minh” rằng việc này không gây áp lực tăng lạm phát.
Vì, số dự kiến tăng chi ngân sách năm 2011 là trên cơ sở sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước và dự kiến phân bổ số ước tăng thu so với dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (tăng chi trả nợ 15.000 tỷ đồng, chi chuyển nguồn 22.400 tỷ đồng…”.
Đây là những khoản hạch toán chi, nhưng thực tế không làm tăng lượng tiền cung ứng trong lưu thông nên không gây áp lực tăng lạm phát, Chính phủ giải thích.
Báo cáo cũng cho biết, việc sử dụng số tăng thu ngân sách nhà nước cụ thể, sau khi kết thúc năm tài khóa 2011 (vào đầu năm 2012) Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đúng luật.
Kiên trì bội chi 2011 là 4,9%
Đề nghị giảm bội chi từ 4,9% xuống còn 4,8% GDP của một số đại biểu cũng được Chính phủ giải trình.
Theo đó, số vượt thu ngân sách trung ương năm 2011 khoảng 54.000 tỷ đồng, sau khi thưởng vượt thu và đầu tư trở lại cho địa phương theo chế độ, tăng chi cho các nhiệm vụ đã xác định từ nguồn tăng thu viện trợ, số còn lại, Chính phủ đề xuất sử dụng 15.000 tỷ đồng tăng chi trả nợ.
Việc này được lý giải là để giảm áp lực bố trí chi trả nợ, qua đó giảm áp lực tăng bội chi các năm sau.
Bên cạnh đó, 22.400 tỷ đồng được chuyển nguồn để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 và sử dụng 9.100 tỷ đồng để giảm bội chi (tương ứng khoảng trên 30% số vượt thu ngân sách Trung ương sau khi bổ sung cho địa phương theo chế độ tăng chi trả nợ).
Nếu giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống 4,8% GDP, cần thêm 2.300 tỷ đồng thì đòi hỏi phải giảm chi trả nợ như dự kiến, từ đó sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ và tăng số bội chi các năm sau, Chính phủ phân tích.
Do vậy “đề nghị cho giữ mức bội chi năm 2011 là 4,9% GDP. Trường hợp kết quả thu thực tế năm nay đặt cao hơn so với dự kiến, sẽ ưu tiên dành nguồn đẻ giảm thêm bội chi”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.