“Tăng giá điện và kiềm chế lạm phát không có gì mâu thuẫn”
Việc có tăng giá điện vào cuối năm hay không thì Chính phủ “vẫn đang bàn”, theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh
Việc có tăng giá điện vào cuối năm hay không thì Chính phủ “vẫn đang bàn”, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trả lời báo giới xung quanh đề xuất tăng giá điện từ tháng 11 tới, vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trình lên Bộ Công Thương.
Trong bối cảnh lạm phát vẫn đang ở mức cao, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, đề xuất tăng giá điện từ 10 - 13% của EVN đang được nhiều ý kiến cho là đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 20/10, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói:
- Việc tăng giá điện và mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ thực ra không có gì là mâu thuẫn cả. Đấy là chủ trương nhất quán, vấn đề là mình chọn thời điểm nào tăng cho phù hợp, chứ chắc chắn giá điện cũng không thể giữ mãi như hiện nay được.
Cũng có người cho rằng tăng giá điện vào lúc này là không nên, nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó buộc Chính phủ sẽ phải lựa chọn giải pháp sao cho hài hòa. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là giá điện phải làm sao thu hút được nguồn vốn để tái đầu tư, vì hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu điện, trong khi vốn đầu tư cũng thiếu.
Rõ ràng đối với các nhà đầu tư, họ sẽ không nhiệt tình quan tâm đến việc rót vốn vào ngành điện, nếu như nó chỉ có lỗ và lỗ. Như thế thì cũng không ai muốn làm.
Vấn đề gốc là ở đấy. Chúng ta phải giải quyết việc này thì mới huy động được nguồn lực để đầu tư. Cân đối hàng hóa nói chung phải vậy, không chỉ với điện.
Theo lý giải của Phó thủ tướng thì dường như Chính phủ đang nghiêng về phương án sẽ tăng giá điện theo đề xuất của EVN?
Tôi đã nói phải chọn thời điểm thích hợp, xử lý hài hòa lợi ích chung của người dân, xã hội với doanh nghiệp để vừa giải quyết được tổng thể vừa đáp ứng yêu cầu hiện nay là chống lạm phát.
Còn hiện nay chưa ai khẳng định thời điểm nào sẽ cho tăng giá điện, nên tôi cũng chưa thể nói trước được điều gì.
Thưa Phó thủ tướng, ông nghĩ sao trước những lý giải của EVN về việc tăng giá điện?
Tới đây Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng bàn giải pháp minh bạch giá điện và sẽ công bố đầy đủ.
Còn lý do tăng giá điện, tôi khẳng định không có chuyện tăng giá để bù đắp vào những khoản đầu tư ngoài ngành của EVN. Chính phủ không bao giờ đồng ý với lý do như thế.
Sau khi giá điện tăng hơn 15% hồi tháng 3 đầu năm nay, Phó thủ tướng có nói, “lẽ ra giá điện phải tăng tới 62%”. Liệu đó có phải là cái cớ để EVN tiếp tục đề xuất tăng giá điện?
Tôi nói tăng như thế là tăng theo một lộ trình lâu dài, chứ đâu phải cứ vài ba tháng lại tăng. Tuy nhiên từ lần tăng đó đến thời điểm này thì cũng không phải vài ba tháng nữa. Chính phủ sẽ phải tùy vào bối cảnh, tình hình của nền kinh tế để điều hành linh hoạt.
Bên cạnh đó cũng phải nói thêm rằng, thời gian qua gần như là chúng ta không hề điều chỉnh dù giá cả đầu vào của nhiều ngành sản xuất có biến động rất nhiều. Đó chính là quyết định ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, giải quyết vấn đề khó khăn của sản xuất và đời sống nên nhà nước không cho điều chỉnh tăng giá thêm.
Cá nhân ông có ủng hộ đề xuất tăng giá điện của EVN?
Quan điểm của tôi là phải có lộ trình để làm sao từng bước đưa giá điện theo cơ chế thị trường. Tất nhiên, tình hình chung của Việt Nam và quốc tế buộc chúng ta phải xem xét lộ trình này.
Nếu thuận thì ta đi bước ngắn, còn nếu không thuận lợi, nhiều khó khăn thì phải đi bước dài hơn.
Trong bối cảnh lạm phát vẫn đang ở mức cao, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, đề xuất tăng giá điện từ 10 - 13% của EVN đang được nhiều ý kiến cho là đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 20/10, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói:
- Việc tăng giá điện và mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ thực ra không có gì là mâu thuẫn cả. Đấy là chủ trương nhất quán, vấn đề là mình chọn thời điểm nào tăng cho phù hợp, chứ chắc chắn giá điện cũng không thể giữ mãi như hiện nay được.
Cũng có người cho rằng tăng giá điện vào lúc này là không nên, nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó buộc Chính phủ sẽ phải lựa chọn giải pháp sao cho hài hòa. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là giá điện phải làm sao thu hút được nguồn vốn để tái đầu tư, vì hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu điện, trong khi vốn đầu tư cũng thiếu.
Rõ ràng đối với các nhà đầu tư, họ sẽ không nhiệt tình quan tâm đến việc rót vốn vào ngành điện, nếu như nó chỉ có lỗ và lỗ. Như thế thì cũng không ai muốn làm.
Vấn đề gốc là ở đấy. Chúng ta phải giải quyết việc này thì mới huy động được nguồn lực để đầu tư. Cân đối hàng hóa nói chung phải vậy, không chỉ với điện.
Theo lý giải của Phó thủ tướng thì dường như Chính phủ đang nghiêng về phương án sẽ tăng giá điện theo đề xuất của EVN?
Tôi đã nói phải chọn thời điểm thích hợp, xử lý hài hòa lợi ích chung của người dân, xã hội với doanh nghiệp để vừa giải quyết được tổng thể vừa đáp ứng yêu cầu hiện nay là chống lạm phát.
Còn hiện nay chưa ai khẳng định thời điểm nào sẽ cho tăng giá điện, nên tôi cũng chưa thể nói trước được điều gì.
Thưa Phó thủ tướng, ông nghĩ sao trước những lý giải của EVN về việc tăng giá điện?
Tới đây Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng bàn giải pháp minh bạch giá điện và sẽ công bố đầy đủ.
Còn lý do tăng giá điện, tôi khẳng định không có chuyện tăng giá để bù đắp vào những khoản đầu tư ngoài ngành của EVN. Chính phủ không bao giờ đồng ý với lý do như thế.
Sau khi giá điện tăng hơn 15% hồi tháng 3 đầu năm nay, Phó thủ tướng có nói, “lẽ ra giá điện phải tăng tới 62%”. Liệu đó có phải là cái cớ để EVN tiếp tục đề xuất tăng giá điện?
Tôi nói tăng như thế là tăng theo một lộ trình lâu dài, chứ đâu phải cứ vài ba tháng lại tăng. Tuy nhiên từ lần tăng đó đến thời điểm này thì cũng không phải vài ba tháng nữa. Chính phủ sẽ phải tùy vào bối cảnh, tình hình của nền kinh tế để điều hành linh hoạt.
Bên cạnh đó cũng phải nói thêm rằng, thời gian qua gần như là chúng ta không hề điều chỉnh dù giá cả đầu vào của nhiều ngành sản xuất có biến động rất nhiều. Đó chính là quyết định ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, giải quyết vấn đề khó khăn của sản xuất và đời sống nên nhà nước không cho điều chỉnh tăng giá thêm.
Cá nhân ông có ủng hộ đề xuất tăng giá điện của EVN?
Quan điểm của tôi là phải có lộ trình để làm sao từng bước đưa giá điện theo cơ chế thị trường. Tất nhiên, tình hình chung của Việt Nam và quốc tế buộc chúng ta phải xem xét lộ trình này.
Nếu thuận thì ta đi bước ngắn, còn nếu không thuận lợi, nhiều khó khăn thì phải đi bước dài hơn.