Tàu container tụ tập ngoài khơi Trung Quốc, chờ xuất khẩu phục hồi

Đức Anh
Chia sẻ

Trong tháng 2, khoảng 4,1% đội tàu container toàn cầu, với khả năng vận chuyển 1,067 triệu container 20 feet, không hoạt động và phần lớn trong số này neo đậu ở Trung Quốc...

Thời điểm gần đây nhất thế giới chứng kiến nhiều tàu container không hoạt động như hiện tại là vào đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới - Ảnh: Bloomberg
Thời điểm gần đây nhất thế giới chứng kiến nhiều tàu container không hoạt động như hiện tại là vào đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới - Ảnh: Bloomberg

Một dấu hiệu cho thấy hoạt động thương mại toàn cầu suy yếu là số lượng tàu container không hoạt động. Hiện tại, công suất tàu container không được sử dụng đang ở sát mức cao nhất kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020.

Tuy nhiên, vị trí mà những con tàu không hoạt động này neo đậu lại nói lên sự đặt cược vào sự phục hồi của ngành. Hiện tại, một lượng lớn tàu container đang neo đậu gần Trung Quốc, chờ đợi “cơn lốc” xuất khẩu khi nền kinh tế phục hồi sau khi chấm dứt chiến lược phòng chống dịch hà khắc Zero Covid.

“Việc neo dậu gần các bến cảng trung tâm xuất khẩu chính trong vị thế sẵn sàng khởi hành là hợp lý ở thời điểm này”, ông Simon Heaney, quản lý cấp cao tại công ty tư vấn và nghiên cứu hàng hải Drewry nhận xét.

Nhu cầu tiêu dùng yếu - do tăng trưởng kinh tế giảm tốc và lạm phát cao - đang làm giảm nhu cầu sử dụng tàu container để vận chuyển hàng hóa từ các trung tâm sản xuất hàng đầu châu Á sang châu Âu và Mỹ.

 

“Các chủ tàu đang neo đậu tàu trống gần với những nơi mà họ dự báo nhu cầu sẽ phục hồi nhanh nhất. Neo đậu tàu ở Trung Quốc rẻ hơn so với neo dậu gần Singapore - nơi có phí cảng cao hơn.

Frank Andersen, giám đốc khu vực châu Á tại Shipfix

Theo Drewry, trong tháng 2, khoảng 4,1% đội tàu container toàn cầu, với khả năng vận chuyển 1,067 triệu container 20 feet, không hoạt động. Con số này tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và sát ngưỡng công suất ngừng hoạt động 1,07 triệu container vào tháng 12 năm ngoái.

Cước vận tải vận tải container giao ngay hiện đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2,5 năm qua. Theo các nhà phân tích, hiện tại được xem là thời điểm tốt nhất để tiến hành bảo trì tàu.

“Lịch trình tàu thuê riêng hiện đã thông thoáng hơn, do đó các chủ tàu đang đẩy mạnh công tác sửa chữa và bảo trì”, ông Sean Lee, giám đốc điều hành hãng đóng tàu Marco Polo Marine Ltd, cho biết.

Tàu trống neo đậu ở nhiều nước châu Á để chờ đợi cơ hội từ sự phục hồi xuất khẩu. Đây là các tàu đang neo hoặc không di chuyển trong vòng 20 ngày, dữ liệu tính tới ngày 27/2 - Nguồn: Bloomberg, IHS Markit, Genscape
Tàu trống neo đậu ở nhiều nước châu Á để chờ đợi cơ hội từ sự phục hồi xuất khẩu. Đây là các tàu đang neo hoặc không di chuyển trong vòng 20 ngày, dữ liệu tính tới ngày 27/2 - Nguồn: Bloomberg, IHS Markit, Genscape

Tuy nhiên, không phải tất cả các tàu ngừng hoạt động đều đang được sửa chữa. Trên thực tế, dữ liệu từ Bloomberg cho thấy phần lớn những tàu không hoạt động đều đang tập trung ở các khu vực ngoài khơi Trung Quốc. Những tàu còn lại neo dậu ở Indonesia và Malaysia, Việt Nam, gần trung tâm container chở hàng khô rời của Singapore, gần với các tuyến thương mại chính.

“Các chủ tàu đang neo đậu tàu trống gần với những nơi mà họ dự báo nhu cầu sẽ phục hồi nhanh nhất”, ông Frank Andersen, giám đốc khu vực châu Á tại công ty cung cấp dữ liệu hàng hải Shipfix, nói. “Neo đậu tàu ở Trung Quốc rẻ hơn so với neo đậu gần Singapore - nơi có phí cảng cao hơn”.

Dù nhiều người tỏ ra lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, hiện chưa rõ khi nào thương mại toàn cầu sẽ phục hồi. Giới phân tích cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chỉ khởi sắc trở lại khi nhu cầu tại châu Âu và Mỹ phục hồi. Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng tại các khu vực này vẫn đang tiếp tục bị đè nặng bởi lạm phát cao.

Thời điểm gần đây nhất thế giới chứng kiến nhiều tàu container không hoạt động như hiện tại là vào đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới và làm đóng băng hoạt động vận tải biển. Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng trở lại khi người tiêu dùng bị mắc kẹt ở nhà vì dịch bệnh bắt đầu mua sắm trực tuyến, và thậm chí thổi bùng cuộc tranh giành tất cả các loại tàu biển để vận tải container hàng hóa.

“Nhiều người kỳ vọng tình hình sẽ sớm phục hồi. Những tàu này có thể sẽ dần trở lại hoạt động, nhưng có thể sẽ mất thêm vài tháng nữa", ông Andersen dự báo.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con