Tesla trở thành hãng xe lớn nhất nước Mỹ về vốn hóa
Tuy vượt GM và Ford về vốn hóa, Tesla vẫn còn “thua xa” các hãng này trên các phương diện khác
Hãng xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk vừa vượt qua tập đoàn General Motors (GM) - biểu tượng một thời của sự thịnh vượng Mỹ - để trở thành nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất nước này.
Theo tin từ Bloomberg, một tuần sau khi vượt hãng Ford về giá trị vốn hóa, giá cổ phiếu của Tesla tiếp tục giữ đà tăng mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 10/4, giá cổ phiếu Tesla tăng thêm 3,3%, đưa giá trị vốn hóa của hãng xe điện lên mức 50,9 tỷ USD, cao hơn 64 triệu USD so với mức vốn hóa của GM, đồng thời chỉ còn kém 1 tỷ USD so với giá trị vốn hóa của đối thủ Nhật Bản Honda.
Nếu vượt được Honda, Tesla sẽ lọt top 5 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa.
Những bước tiến nhanh chóng về vốn hóa của Tesla cho thấy sự tin tưởng của giới đầu tư vào tầm nhìn của Musk rằng sẽ đến lúc ô tô chạy điện thống lĩnh các con đường trên khắp thế giới.
Dù GM đi trước Tesla trong việc trình làng mẫu xe chạy điện Chevrolet Bolt với mức giá và sức mạnh pin tương tự như những gì mà Musk cam kết cho mẫu sedan Model 3 dự kiến ra mắt năm nay, hãng xe hơn 100 năm tuổi này chưa thể tạo ra được niềm hứng khởi như điều mà đối thủ trẻ tuổi, nhỏ con và hiếm khi có lãi làm được.
“Tesla mang lại sự lạc quan, tự do, thách thức, và một loạt những cảm xúc khác mà chúng tôi cho rằng khó có một công ty nào khác có thể làm được”, nhà phân tích Alexander Potter thuộc Piper Jaffrays nhận định. “Càng cố đuổi kịp Tesla, thì các đối thủ của công ty này sẽ chỉ càng khiến bản thân họ trông thảm hại hơn mà thôi”.
Tuy vượt GM và Ford về vốn hóa, Tesla vẫn còn “thua xa” các hãng này trên các phương diện khác. GM dự kiến đạt lợi nhuận hơn 9 tỷ USD trong năm nay, còn giới phân tích dự báo Ford sẽ lãi 6,3 tỷ USD. Trong khi đó, Tesla được dự báo sẽ lỗ hơn 950 triệu USD.
Năm ngoái, Tesla giao hàng chưa đầy 80.000 xe trên toàn cầu, so với doanh số hơn 10 triệu xe của GM.
Hiện tại, Tesla đang là hãng xe xếp thứ 6 về giá trị vốn hóa, sau Toyota, Daimler, Volkswagen, BMW, và Honda. Ở vị trí dẫn đầu, Toyota có mức vốn hóa 172 tỷ USD, còn mức vốn hóa của Honda vào khoảng 52 tỷ USD.
“Thị trường đang quan tâm nhiều hơn đến tiềm năng của những lĩnh vực mà Tesla tham gia, hơn là lợi nhuận và dòng tiền thực sự của hãng này”, nhà phân tích David Whiston nói khi giải thích về mức vốn hóa của Tesla. “Hiện tại, không gì có thể cản trở đà tăng giá cổ phiếu Tesla. Hãng này có thể vượt qua cả Honda”.
Từ lâu, Tesla được xem như một cổ phiếu công nghệ, và giới đầu tư đang đặt cược vào khả năng hãng thống trị thị trường xe điện và lưu trữ năng lượng. Đối với những nhà đầu tư tin tưởng vào Tesla, thì GM và Ford đang đứng trước sự giảm tốc doanh số của thị trường xe hơi và nguy cơ suy giảm lợi nhuận.
“Điều đó có công bằng không? Không hề công bằng”, bà Maryann Keller, nhà tư vấn về ngành công nghiệp ô tô ở Connecticut, nói về việc GM mất “ngôi vương” vốn hóa vào tay Tesla. “Cho dù Tesla có đạt lợi nhuận, thì họ vẫn còn phải cố gắng nhiều mới phù hợp với mức vốn hóa như thế này”.
Trước đây, GM cũng từng trải qua nhiều sóng gió. Hãng này đã phá sản vào năm 2009 và phải nhờ tới sự giải cứu của Chính phủ Mỹ để vượt qua quá trình tái cơ cấu.
Ở thời kỳ hoàng kim của GM, Giám đốc điều hành (CEO) khi đó của hãng là Charles Wilson có một câu nói nổi tiếng khi ông được đề cử vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong chính quyền Tổng thống Dwight Eisenhower: “Trong nhiều năm qua, tôi nghĩ rằng điều gì tốt cho đất nước của chúng ta là tốt cho General Motors, và ngược lại”.
Theo tin từ Bloomberg, một tuần sau khi vượt hãng Ford về giá trị vốn hóa, giá cổ phiếu của Tesla tiếp tục giữ đà tăng mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 10/4, giá cổ phiếu Tesla tăng thêm 3,3%, đưa giá trị vốn hóa của hãng xe điện lên mức 50,9 tỷ USD, cao hơn 64 triệu USD so với mức vốn hóa của GM, đồng thời chỉ còn kém 1 tỷ USD so với giá trị vốn hóa của đối thủ Nhật Bản Honda.
Nếu vượt được Honda, Tesla sẽ lọt top 5 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa.
Những bước tiến nhanh chóng về vốn hóa của Tesla cho thấy sự tin tưởng của giới đầu tư vào tầm nhìn của Musk rằng sẽ đến lúc ô tô chạy điện thống lĩnh các con đường trên khắp thế giới.
Dù GM đi trước Tesla trong việc trình làng mẫu xe chạy điện Chevrolet Bolt với mức giá và sức mạnh pin tương tự như những gì mà Musk cam kết cho mẫu sedan Model 3 dự kiến ra mắt năm nay, hãng xe hơn 100 năm tuổi này chưa thể tạo ra được niềm hứng khởi như điều mà đối thủ trẻ tuổi, nhỏ con và hiếm khi có lãi làm được.
“Tesla mang lại sự lạc quan, tự do, thách thức, và một loạt những cảm xúc khác mà chúng tôi cho rằng khó có một công ty nào khác có thể làm được”, nhà phân tích Alexander Potter thuộc Piper Jaffrays nhận định. “Càng cố đuổi kịp Tesla, thì các đối thủ của công ty này sẽ chỉ càng khiến bản thân họ trông thảm hại hơn mà thôi”.
Tuy vượt GM và Ford về vốn hóa, Tesla vẫn còn “thua xa” các hãng này trên các phương diện khác. GM dự kiến đạt lợi nhuận hơn 9 tỷ USD trong năm nay, còn giới phân tích dự báo Ford sẽ lãi 6,3 tỷ USD. Trong khi đó, Tesla được dự báo sẽ lỗ hơn 950 triệu USD.
Năm ngoái, Tesla giao hàng chưa đầy 80.000 xe trên toàn cầu, so với doanh số hơn 10 triệu xe của GM.
Hiện tại, Tesla đang là hãng xe xếp thứ 6 về giá trị vốn hóa, sau Toyota, Daimler, Volkswagen, BMW, và Honda. Ở vị trí dẫn đầu, Toyota có mức vốn hóa 172 tỷ USD, còn mức vốn hóa của Honda vào khoảng 52 tỷ USD.
“Thị trường đang quan tâm nhiều hơn đến tiềm năng của những lĩnh vực mà Tesla tham gia, hơn là lợi nhuận và dòng tiền thực sự của hãng này”, nhà phân tích David Whiston nói khi giải thích về mức vốn hóa của Tesla. “Hiện tại, không gì có thể cản trở đà tăng giá cổ phiếu Tesla. Hãng này có thể vượt qua cả Honda”.
Từ lâu, Tesla được xem như một cổ phiếu công nghệ, và giới đầu tư đang đặt cược vào khả năng hãng thống trị thị trường xe điện và lưu trữ năng lượng. Đối với những nhà đầu tư tin tưởng vào Tesla, thì GM và Ford đang đứng trước sự giảm tốc doanh số của thị trường xe hơi và nguy cơ suy giảm lợi nhuận.
“Điều đó có công bằng không? Không hề công bằng”, bà Maryann Keller, nhà tư vấn về ngành công nghiệp ô tô ở Connecticut, nói về việc GM mất “ngôi vương” vốn hóa vào tay Tesla. “Cho dù Tesla có đạt lợi nhuận, thì họ vẫn còn phải cố gắng nhiều mới phù hợp với mức vốn hóa như thế này”.
Trước đây, GM cũng từng trải qua nhiều sóng gió. Hãng này đã phá sản vào năm 2009 và phải nhờ tới sự giải cứu của Chính phủ Mỹ để vượt qua quá trình tái cơ cấu.
Ở thời kỳ hoàng kim của GM, Giám đốc điều hành (CEO) khi đó của hãng là Charles Wilson có một câu nói nổi tiếng khi ông được đề cử vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong chính quyền Tổng thống Dwight Eisenhower: “Trong nhiều năm qua, tôi nghĩ rằng điều gì tốt cho đất nước của chúng ta là tốt cho General Motors, và ngược lại”.