Thanh Hóa - Nghệ An với "4 tại chỗ" và 5 kịch bản ứng phó bão số 1

Nguyễn Thuấn
Chia sẻ

Để ứng phó trước diễn biến phức tạp của bão số 1, các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An đã chủ động di dời, sơ tán dân vùng ven biển, vùng núi có nguy cơ sạt lở tới nơi an toàn...

Dự báo đường đi của bão số 1
Dự báo đường đi của bão số 1

Để ứng phó với cơn bão số 1, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện về việc ứng phó với bão số 1. 

Theo đó, để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ có thể xảy ra sau bão, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 1, tiếp tục tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, bằng mọi biện pháp kêu gọi chủ các phương tiện, thuyền trưởng tàu thuyền đang hoạt động di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi neo đậu tránh trú.

Đồng thời, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện, tàu thuyền ra khơi và kiểm tra, hướng dẫn tàu thuyền tại nơi neo đậu; chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho người, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, khách du lịch lưu trú trong thời gian bão đổ bộ và trên các đảo.

Đối với vùng đồng bằng và ven biển, các địa phương chủ động sơ tán dân tại khu vực trũng thấp có nguy cơ cao ngập sâu do mưa lớn, nước biển dâng. Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tuyến đê biển, đê cửa sông, nhất là các vị trí xung yếu hoặc đang thi công; tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố nhà ở, biển hiệu, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các công trình cột tháp cao, hệ thống lưới điện. Rà soát, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Đối với khu vực miền núi, các địa phương chủ động sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ”, ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các địa phương cần kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du, đặc biệt là hồ chứa xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; chuẩn bị sẵn sàng triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi có mưa, lũ xảy ra. Các Sở, ngành, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai công tác phòng, chống bão và mưa lũ có thể xảy ra sau bão theo quy định; đồng thời sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để phối hợp, hỗ trợ các địa phương, đơn vị liên quan khi có yêu cầu.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có 6.513 phương tiện tàu thuyền với 25.240 lao động thường xuyên khai thác trên biển. Đến cuối ngày 16/7, vẫn còn hơn 900 phương tiện đang hoạt động trên biển, nhưng đa phần gần bờ và các vùng biển phía Nam. Hiện tất cả các chủ phương tiện đều nắm được thông tin về cơn bão và thường xuyên giữ liên lạc với các cơ quan chức năng và gia đình. 

Từ ngày 14/7 đến nay, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 3 công điện triển khai đến các cấp, các ngành để yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kiểm đếm và quản lý chặt chẽ phương tiện tàu thuyền ra khơi và nhiều nhiệm vụ khác.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Lê Đức Giang yêu cầu lực lượng chức năng liên quan, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức kiểm đếm tàu thuyền; bằng mọi biện pháp kêu gọi chủ phương tiện ra khỏi vùng nguy hiểm đưa về nơi tránh, trú bão an toàn; đảm bảo an toàn cho người, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản. Lưu ý, chủ động sơ tán dân tại các khu vực trũng thấp có nguy cơ ngập sâu do mưa lớn, nước biển dâng; khu vực có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn do du khách đang lưu trú tại các điểm du lịch. Riêng lệnh cấm biển, sẽ tùy tình hình thực tế để có những chỉ đạo linh động.

Tại Nghệ An, ngày 17/7, theo báo cáo của Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn Nghệ An, đơn vị đã chủ động lên mọi phương án để đảm bảo an toàn, tính mạng cũng như tài sản của người dân trước cơn bão số 1.

Đặc biệt, UBND tỉnh Nghệ An đã xây dựng 5 kịch bản sơ tán dân vùng ven biển phòng tránh nước dâng do bão. Đối với kịch bản bão cấp 13 kết hợp triều trung bình, dự kiến di dời tại chỗ 16.200 người, sơ tán đến chỗ khác 2.000 người. Tại vùng núi, cơ quan chức năng đã thống kê có hơn 166 điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét nên đã chủ động lên phương án tối ưu để di dời hơn 3000 hộ với hơn 13.000 nhân khẩu.

Tính đến 16h ngày 16/7/2023, Nghệ An có 2.978 phương tiện/14.869 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển. Số phương tiện đang neo đậu tại bến là 2.190 phương tiện/9.977 lao động; có 01 phương tiện /01 lao động neo đậu ngoại tỉnh. Số phương tiện đang hoạt động trên biển: 788 phương tiện/4.892 lao động. Không có phương tiện nào không liên lạc được và cũng không có phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm. Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã được cơ quan thông tin duyên hải thông báo về vị trí, hướng đi của Bão số 1 và giữ thông tin liên lạc thường xuyên để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Nghệ An có 1.061 hồ đập lớn nhỏ và 22 hồ chứa thủy điện đang vận hành khai thác. Các công trình đều đang được các địa phương, đơn vị triển khai vận hành theo phương án phòng chống thiên tai, an toàn đập và hồ chứa được phê duyệt.

Tỉnh đã và đang tập trung quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, theo dõi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để kêu gọi, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Đồng thời, sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản; các tàu vận tải, tàu du lịch; công trình đang thi công; đảm bảo an toàn cho khách du lịch đang lưu trú trên địa bàn.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con