Thắt lưng buộc bụng, người Trung Quốc tránh đi chơi xa dịp Tết

Đức Anh
Chia sẻ

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, tình hình kinh tế ảm đạm khiến người Trung Quốc - từng là nhóm du khách tiêu nhiều nhất thế giới - chuyển sang du lịch trong nước hoặc các điểm đến gần như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam...

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Tình hình kinh tế ảm đạm tại Trung Quốc được thấy rõ ở kế hoạch dịp Tết nguyên đán của người dân nước này khi nhiều người chọn đi du lịch trong nước hoặc các địa điểm gần ở châu Á.

Theo công ty nghiên cứu và tiếp thị số China Trading Desk, trong kỳ nghỉ lễ dài 8 ngày từ 28/1, khoảng 2,2 – 2,6 triệu người Trung Quốc có kế hoạch đi du lịch nước ngoài. Dù con số này tăng 30% so với năm trước (năm được coi là cơ sở so sánh thấp) nhưng vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch – thời điểm số lượng người du lịch nước ngoài đạt đỉnh 6,3 triệu người.

Theo hãng tin Bloomberg, kế hoạch kỳ nghỉ lễ cho thấy sự thay đổi của người dân Trung Quốc theo hướng lựa chọn các địa điểm trong nước sau nhiều năm là nhóm du khách chi tiêu nhiều nhất thế giới. Sự thay đổi này khiến các hãng hàng không và khách sạn cũng như các doanh nghiệp liên quan buộc phải điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình.

“Du khách Trung Quốc đang kén chọn hơn khi đi du lịch”, ông Subramania Bhatt, CEO của China Trading Desk, cho biết. “Họ có xu hướng tìm kiếm giá trị và trải nghiệm hơn là chỉ tiêu tiền. Chúng ta sẽ không còn thấy thời kỳ hoàng kim khi người Trung Quốc đổ xô vào các cửa hàng xa xỉ lớn và mua cả lô túi xách nữa”.

Với những người vẫn chọn du lịch nước ngoài, địa điểm cũng chuyển sang các nước gần với Trung Quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc – nơi đồng nội tệ đang suy yếu giúp làm tăng sức mua của nhân dân tệ. Các quốc gia châu Á như Thái Lan, Malaysia cũng thu hút du khách Trung Quốc nhờ chính sách miễn thị thực và chi phí thấp. Các chuyến du lịch đắt đỏ hơn tới châu Âu và Mỹ không nằm trong danh sách lựa chọn hàng đầu của người Trung Quốc năm nay.

Xếp hạng dựa trên số lượng đặt dịch vụ ước tính trong giai đoạn từ ngày 25/1 ngày 3/2/2025.
Xếp hạng dựa trên số lượng đặt dịch vụ ước tính trong giai đoạn từ ngày 25/1 ngày 3/2/2025.

Trước đại dịch Covid-19, Chen Xing, nhân viên tài chính tại một công ty quản lý tài sản nhà nước ở Quảng Châu, thường xuyên bay đến châu Âu để trượt tuyết mỗi dịp nghỉ Tết. Với mức lương và thưởng ổn định, cô từng không ngại chi khoảng 10.000 USD cho mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, hai năm qua, tiền lương của Chen không tăng trong khi tiền thưởng bị giảm một nửa. Năm nay, Chen đã đợi để “săn” các chương trình ưu đãi vào phút cuối và đặt một chuyến du lịch tới Osaka (Nhật Bản). Cô lên ngân sách chỉ 2.000 USD và chọn một khách sạn có giá chỉ 300 nhân dân tệ (40 USD)/đêm, mức giá thấp hơn nhiều so với các kỳ nghỉ sang trọng mà cô từng tự thưởng cho bản thân mỗi dịp Tết trước đây.

“Điều này cho thấy tôi đang ở trong thời kỳ khó khăn. Tôi phải giảm chi tiêu cho mọi thứ nhưng vẫn muốn chi tiền để tận hưởng niềm vui, bù đắp cho những ngày chịu áp lực công việc và cuộc sống”, Chen chia sẻ.

Theo nền tảng du lịch trực tuyến Fliggy, các quốc gia nằm trong bán kính khoảng 4 giờ bay từ các thành phố lớn của Trung Quốc là điểm đến được lựa chọn hàng đầu với những người muốn đi du lịch theo cách tiết kiệm hơn. Ngoài ra, cứ 4 du khách thì có 3 người đặt dịch vụ sát ngày đi (trong vòng dưới 1 tháng) để hưởng ưu đãi vào phút cuối.

Dữ liệu từ Fliggy cho thấy giá vé máy bay từ Thượng Hải đi đảo Jeju của Hàn Quốc trang tháng 1 chỉ từ 284 nhân dân tệ một chiều. Giá vé máy bay bình quân từ Trung Quốc đi Hồng Kông, cũng như giá phòng khách sạn tại Hồng Kông, đã giảm khoảng 20% so với với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái.

Theo Hiệp hội Hàng không Dân dụng Trung Quốc, trong giai đoạn cao điểm dịp Tết Nguyên đán năm nay, bắt đầu từ ngày 14/1 và kéo dài 40 ngày, dự báo sẽ có khoảng 90 triệu lượt hành khách đi lại bằng đường hàng không ở cả trong nước và quốc tế. Con số này tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn so với mức tăng 51% của dịp Tết năm 2024. Sau thời gian dài đóng cửa phòng dịch nghiêm ngặt, đầu năm 2023, Trung Quốc mới mở cửa trở lại hoàn toàn. Do đó, dịp Tết năm 2024, Trung Quốc chứng kiến hoạt động du lịch tăng trưởng bùng nổ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con