Thị trường insurtech Việt Nam: Miếng bánh tiềm năng không ... "dễ xơi"

Bảo Bình
Chia sẻ

Hiện chỉ mới chiếm 2-3% doanh thu toàn thị trường bảo hiểm nên tiềm năng của thị trường công nghệ bảo hiểm (insurtech) Việt Nam được ví như “đại dương xanh”...

Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn. Hiện tại tỷ lệ thâm nhập (doanh thu phí bảo hiểm/GDP) và phí bảo hiểm trung bình (chi tiêu bảo hiểm bình quân đầu người) còn thấp. 

Cụ thể, tỉ lệ thâm nhập của bảo hiểm tại Việt Nam hiện đang dưới 3%, thấp hơn rất nhiều so với mức 9.6% của các thị trường phát triển. Mức chi cho bảo hiểm trung bình trên đầu người tại Việt Nam hiện khoảng 75 USD, so với mức 175 USD tại các thị trường mới nổi và 4,664 USD tại các thị trường phát triển. 

Tuy vậy, thị trường bảo hiểm tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh ở mức 2 con số mỗi năm khi dân số đang bắt đầu già đi và tập khách hàng trung lưu ngày càng gia tăng. Trung tâm Phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo doanh thu các sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam sẽ phục hồi tốt vào năm 2022 với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế trong nửa cuối năm.

Đặc biệt, SSI Research kỳ vọng bảo hiểm điện tử sẽ dần được luật hóa cho các sản phẩm bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thiệt hại tài sản, bảo hiểm hàng hóa, từ đó thúc đẩy hoạt động bán hàng qua các kênh trực tuyến. Sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và công ty insurtech nhằm tăng cường đổi mới trong phân tích dữ liệu lớn cũng sẽ giúp các công ty bảo hiểm đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối.

Insurtech được cấu thành từ hai thành tố, đó là thị trường bảo hiểm và mức độ ứng dụng công nghệ trong ngành bảo hiểm. Cả hai yếu tố này tại Việt Nam hiện đều có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các thị trường mới nổi khác như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, chưa kể đến những thị trường phát triển như Singapore. 

Là một startup trong ngành công nghệ bảo hiểm, ông Trần Quang Ninh, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Cổ phần SaveMoney, cho rằng thị trường bảo hiểm công nghệ Việt Nam "rất tiềm năng". Doanh thu các sản phẩm công nghệ bảo hiểm hiện chỉ mới chiếm 2-3% doanh thu toàn thị trường bảo hiểm. Bản thân ngành bảo hiểm tại Việt Nam đang rất non trẻ và chưa khai thác hết, vì vậy nói về tiềm năng của thị trường bảo hiểm công nghệ, đại diện SaveMoney cho rằng đó là “cả một đại dương xanh”.

Theo đại diện một công ty về insurtech, thị trường insurtech Việt Nam được dự đoán sẽ sớm đạt mức hàng chục tỷ USD và việc ứng dụng số hóa toàn diện trên chuỗi cung ứng của ngành bảo hiểm sẽ là nguồn lực thúc đẩy thị trường tăng trưởng lành mạnh và bền vững.  

INSURTECH KHÁC VỚI BẢO HIỂM TRUYỀN THỐNG NHỜ THẾ MẠNH CÔNG NGHỆ 

Công nghệ đang giải quyết rất tốt vấn đề truyền thông cho bảo hiểm truyền thống, giúp thu hẹp khoảng cách tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng hiểu thêm về bảo hiểm. Trước đây, các thông tin về bảo hiểm chủ yếu do các đại lý bảo hiểm truyền đến khách hàng, rất dễ “tam sao thất bản”, thậm chí đại lý không hiểu hết sản phẩm dẫn đến tư vấn sai. Hiện nay, các công ty bảo hiểm sử dụng ứng dụng, website, khách hàng nắm được thông tin một cách minh bạch.

Thứ hai, công nghệ giúp đơn giản các thủ tục hồ sơ, giấy tờ và nhanh gọn về mặt thời gian. Lợi ích lớn của công nghệ là đáp ứng đúng nhu cầu của từng khách hàng cá nhân, bằng cách ứng dụng dữ liệu lớn. Big data giúp các doanh nghiệp phân tích, lựa chọn khách hàng đúng với từng gói sản phẩm bảo hiểm, người thu nhập thấp sẽ có sản phẩm phí bảo hiểm thấp, phù hợp với khả năng chi trả của họ. Nghĩa là, công nghệ giúp xác định khách hàng mục tiêu, thiết lập sản phẩm và tiếp cận khách hàng đúng, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Điều khiến insurtech khác biệt với các đại lý bán bảo hiểm truyền thống là thế mạnh công nghệ được tận dụng trong phân phối sản phẩm và quy trình hỗ trợ bồi thường. Công nghệ đang đóng vai trò là “cầu nối” giữa sản phẩm bảo hiểm và người tiêu dùng, như một điểm chạm giúp kết nối khách hàng với hầu hết sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường, từ bảo hiểm xe máy, xe ô tô đến bảo hiểm nhà, du lịch, hàng hóa, v.v... 

THỊ TRƯỜNG DỰ BÁO SẼ CÓ NHIỀU THAY ĐỔI

Non trẻ là một yếu tố thuận lợi của ngành bảo hiểm Việt Nam, nhưng chính sự “non trẻ” đó cũng là một thách thức mà ngành bảo hiểm cần vượt qua để trưởng thành. Thực tế, ngành bảo hiểm truyền thống đang gặp nhiều vấn đề, như thiếu những quy định cụ thể để bảo hiểm đi vào đời sống, đặc biệt là chưa gây dựng được niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm bảo hiểm, nhiều người vẫn chưa có ý thức, suy nghĩ tin tưởng về bảo hiểm…

“Thách thức lớn của thị trường insurtech nằm ở ý thức tham gia bảo hiểm của người tiêu dùng còn thấp, điều này liên quan đến bối cảnh và thâm niên của ngành bảo hiểm tại Việt Nam. Chính vì thế, cần có các hoạt động truyền thông, để mọi người hiểu về lợi ích của bảo hiểm”, ông Ninh chia sẻ.

Ông Trần Quang Ninh, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Cổ phần SaveMoney, cho rằng thị trường bảo hiểm công nghệ Việt Nam sắp tới sẽ có nhiều cải tiến
Ông Trần Quang Ninh, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Cổ phần SaveMoney, cho rằng thị trường bảo hiểm công nghệ Việt Nam sắp tới sẽ có nhiều cải tiến

Theo những người trong ngành, insurtech dù có rất nhiều tiềm năng phát triển song không hề “dễ xơi”. Điểm vướng lớn vẫn là niềm tin của khách hàng vào sản phẩm bảo hiểm. 

Đối với insurtech, khách hàng sẽ có thể trải nghiệm mua bảo hiểm 100% qua nền tảng công nghệ. Tuy nhiên theo đại diện SaveMoney, insurtech có tiềm năng lớn, nhưng bài toán tiếp cận khách hàng như thế nào để khách hàng tự động mua bảo hiểm online cũng không hề đơn giản, dù công nghệ đã cải tiến, các bước trải nghiệm khách hàng rất nhanh gọn, chỉ cần 3 bước đăng nhập, chọn họ tên / số điện thoại và gói bảo hiểm, nhưng trở ngại vẫn nằm ở sự thiếu tin tưởng của khách hàng đối với thị trường bảo hiểm. 

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 vừa được Quốc hội thông qua, trong đó đã có những quy định đề cập đến vấn đề chuyển đổi số trong bảo hiểm cũng như về insurtech. Ông Trần Quang Ninh cho rằng với việc thông qua luật chỉnh sửa bổ sung mới đối với kinh doanh bảo hiểm, dự báo thị trường sắp tới sẽ có nhiều cải tiến. Điều này cũng cho thấy ngành bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là insurtech, đang “vừa làm vừa điều chỉnh” để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con