Thủ đoạn “cài thầu”, chặn nhà thầu lạ ở Thanh Hóa

Đỗ Mến
Chia sẻ

Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố đối với bà Phạm Thị Hằng – cựu giám đốc Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa và các đồng phạm trong vụ vi phạm đấu thầu đồ dùng học tập cho các trường học khó khăn...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo cáo trạng, tháng 9/2019, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa có chủ trương tổ chức đấu thầu mua đồ dùng dạy học lớp 1 cho 169 trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. Lê Thế Sơn – giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa đã gặp bà Hằng xin tạo điều kiện để trúng thầu.

"CÀI THẦU" ĐỂ CHẶN NHÀ THẦU LẠ

Bà Hằng chỉ đạo cấp dưới là Lê Văn Cương – Trưởng phòng Kế hoạch, tài chính và Nguyễn Văn Phụng – chuyên viên phòng Kế hoạch tài chính tạo điều kiện cho Công ty Sách Thanh Hóa.

Quá trình thực hiện gói thầu số 1, Công và Phụng đã thống nhất với Sơn thành lập liên danh Thanh Hà (gồm Công ty Sách Thanh Hóa và Công ty Hoàng Đạo).

Đơn vị thẩm định là Công ty thẩm định giá BTC Value đã sử dụng danh mục, giá thiết bị của Phụng và Sơn thống nhất từ trước rồi sửa dự thảo chứng thư thẩm định giá theo yêu cầu.

Ngày 19/11/2019, Nguyễn Quốc Việt – thẩm định viên và Đặng Xuân Minh – Tổng giám đốc Công ty BTC Value đã ký chứng thư thẩm định xác định giá 1 bộ thiết bị là 149,23 triệu đồng/bộ; giá 222 bộ thiết bị là hơn 33,1 tỷ đồng; chi phí vận chuyển, lắp đặt là 202 triệu đồng.

Dựa vào kết quả thẩm định, bà Hằng ký văn bản với tổng dự toán kinh phí là hơn 33,7 tỷ đồng và được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

Để tạo điều kiện cho Sơn trúng thầu, Phụng và Bùi Trí Thức – chuyên viên Phòng kế hoạch tài chính, Sở giáo dục và đào tạo đã chuyển danh mục, thông số, kỹ thuật, cấu hình thiết bị, đồ dùng dạy học lớp 1 cho Công ty Sách Thanh Hóa để làm yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu.

Mặt khác, Sơn cũng nhờ công ty thân quen để thành lập Liên danh Sách thiết bị trường học Lam Sơn cùng tham gia thầu với vai trò “quân xanh”.

Theo kết quả chấm thầu, liên danh Thanh Hà trúng thầu với giá 32,6 tỷ đồng.

Trong vụ án này, Bùi Việt Long – cựu Phó Trưởng phòng kinh doanh Công ty Hoàng Đạo đã trao đổi, thông đồng với Sơn để đưa toàn bộ các thông số kỹ thuật máy chiếu Optoma JXA511 để “cài thầu” nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu khác. Sau đó, Sơn đã “móc nối” với Phụng để đưa thông số kỹ thuật máy chiếu Optoma JXA511 vào hồ sơ mời thầu, tạo lợi thế cho liên danh trúng thầu.

Long cũng bàn bạc với Sơn nâng giá bán máy chiếu cho các nhà thầu để Sơn được hưởng phần chênh lệch hơn 1,6 tỷ đồng còn Long hưởng 277 triệu đồng.

Ngoài ra, Long còn trao đổi với Vũ Thị Ninh – kế toán trưởng Công ty Sách Thanh Hóa chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho “quân xanh”, giúp liên danh Thanh Hà trúng gói thầu số 1.

Tại gói thầu số 2 (mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021 và vận chuyển lắp đặt thiết bị cho 512 trường) cũng xảy ra sai phạm. Bà Hằng chỉ đạo cấp dưới tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty Sách Thanh Hóa của Sơn.

Tổng kinh phí cho gói thầu số 2 là hơn 92,7 tỷ đồng. Do giá trị gói thầu lớn nên Sơn đã chủ động liên hệ với Công ty Hoàng Đạo, Công ty Khang An, Công ty Nam Hoa và Công ty Long Thành đề nghị liên danh.

Tuy nhiên, các thành viên trong liên danh không được trao đổi, thỏa thuận, thống nhất với nhau về tỉ lệ tham gia và phần công việc thực hiện. Việc lựa chọn sản phẩm tham gia dự thầu, giá dự thầu do Sơn quyết định.

Nhờ mối quan hệ với bà Hằng, liên danh Thanh Hà – Thanh Hóa trúng thầu với giá trị hơn 86,9 tỷ đồng.

NHÀ NƯỚC THIỆT HẠI HƠN 20,8 TỶ ĐỒNG

Theo Hội đồng định giá, tổng giá trị 2 gói thầu sau thẩm định là hơn 98,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị 2 gói thầu do Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa thực hiện bị đẩy lên thành hơn 119,6 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng nhà nước bị thiệt hại hơn 20,8 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng xác định, các bị can đã có hành vi thông thầu, không đảm bảo tính công bằng minh bằng, tiết lộ tiếp nhận tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu. Các hành vi này vi phạm Điều 89 Luật Đấu thầu 2013, Điều 10 Luật giá năm 2012.

Bà Hằng và 11 bị can bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi mỗi gói thầu kết thúc, bà Hằng được hưởng lợi 3 tỷ đồng, Phụng 700 triệu đồng, Cương 250 triệu đồng…Hiện các bị can và người liên quan đã nộp lại hơn 10,6 tỷ đồng, trong đó bà Hằng nộp lại 5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, bà Hằng đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, quá trình công tác được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba và nhiều Bằng khen, giấy khen…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con