Thử hình dung về General Motors hậu phá sản
Vài ngày nữa hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM) sẽ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án nước này
Nhiều khả năng, vài ngày nữa hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM) sẽ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án nước này.
Nguy cơ phá sản đang tiến sát GM hơn bao giờ hết sau khi những người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp do hãng phát hành từ chối chuyển đổi lượng trái phiếu trị giá 27 tỷ USD thành 10% cổ phần trong GM.
Nếu GM phá sản, đây sẽ là vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ. Mới chỉ vài tháng trước đây, ít ai có thể tưởng tượng ra được kịch bản số phận này cho GM. Cựu Giám đốc điều hành (CEO) Rick Wagoner của GM khi đó đã kiên quyết từ chối đề cập đến từ “phá sản” vì lo ngại tác động tiêu cực tới niềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu của GM.
Nhưng tới thời điểm này, với GM, phá sản không phải là một kết cục quá tồi tệ. GM vẫn đang bán được xe, bất chấp những tin xấu liên tục xuất hiện liên quan tới số phận của hãng.
Cùng lúc, “người hàng xóm” Chrysler đang chuẩn bị quá trình hoàn tất quá trình phá sản trong một thời gian ngắn kỷ lục. Dư luận được thông báo rằng, hãng Fiat của Italy - hãng xe đạt thỏa thuận sáp nhập với Chrysler - đã sẵn sàng cải tổ Chrysler và đem tới cho thị trường những mẫu xe kiểu Mỹ-Italy có chất lượng tốt hơn.
Có lẽ phá sản là một giải pháp tốt cho cả GM và Chrysler. Tuy vậy, hãy thử hình dung sau khi phá sản, “hình dạng” của GM sẽ ra sao?
GM mới sẽ cắt bỏ được những bộ phận gây thua lỗ đã làm cho GM cũ điêu đứng, nhưng “kích thước” của hãng sẽ teo tọp đi rất nhiều.
Một loạt thương hiệu của GM gồm Hummer, Saab, Opel, Saturn và Pontiac đã và sắp sửa bị “khai tử”, khiến quy mô và thị phần của “người khổng lồ” này đang liên tục co cụm.
Tại thị trường Mỹ, thị phần của GM đã sụt từ mức 21,9% xuống còn 16,1% trong 4 tháng đầu năm nay. Với tốc độ tiêu thụ xe GM hiện nay, nếu không có Hummer, Saab, Saturn và Pontiac, thị phần của hãng sẽ giảm xuống còn 16,4%. Thêm vào đó, GM còn đang tiến hành đóng cửa 1.124 nhà phân phối, nên thị phần của hãng còn có nguy cơ giảm mạnh thêm nữa.
Thị phần của đối thủ Toyota tại thị trường Mỹ hiện ở mức 16,1%, còn của hãng Ford là 15,1%. Do đó, chẳng mấy chốc mà GM sẽ chỉ còn là hãng xe lớn thứ ba tại thị trường quê hương của chính mình.
Sau khi phá sản, GM còn phải đối mặt với những quy định mới về tiết kiệm nhiên liệu mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đưa ra: 39 dặm mỗi gallon xăng (16,6 km mỗi lít xăng) đối với xe hơi và 30 dặm mỗi gallon (12,7 km mỗi lít xăng) đối với xe tải trước năm 2017. Để đạt được mục tiêu này, GM còn phải đi một chặng đường dài.
Thêm vào đó, sau khi GM phá sản, Chính phủ Mỹ sẽ can thiệp nhiêu hơn bao giờ hết vào hoạt đông của hãng, vì Chính phủ sẽ chiếm cổ phần 70% trong hãng xe này.
Một cổ đông lớn nữa của GM sau khi hãng phá sản là Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW), tổ chức có thể nắm cổ phần lên tới 20% trong GM. Nhượng bộ với UAW, GM đã chấp nhận thôi không đóng cửa hai nhà máy trước đó hãng đã có dự kiến cho “về hưu”. Ngoài ra, cũng theo yêu cầu của UAW, GM còn phải khôi phục lại hoạt động của 5 nhà máy của bộ phận sản xuất linh kiện Delphi đã phá sản của hãng. Có lẽ yêu sách của UAW đối với GM còn chưa dừng ở đây.
Bởi thế, sau khi phá sản, GM mới sẽ gọn gàng hơn GM cũ nhiều, nhưng độ độc lập của hãng sẽ không còn như trước.
(Theo CNN)
Nguy cơ phá sản đang tiến sát GM hơn bao giờ hết sau khi những người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp do hãng phát hành từ chối chuyển đổi lượng trái phiếu trị giá 27 tỷ USD thành 10% cổ phần trong GM.
Nếu GM phá sản, đây sẽ là vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ. Mới chỉ vài tháng trước đây, ít ai có thể tưởng tượng ra được kịch bản số phận này cho GM. Cựu Giám đốc điều hành (CEO) Rick Wagoner của GM khi đó đã kiên quyết từ chối đề cập đến từ “phá sản” vì lo ngại tác động tiêu cực tới niềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu của GM.
Nhưng tới thời điểm này, với GM, phá sản không phải là một kết cục quá tồi tệ. GM vẫn đang bán được xe, bất chấp những tin xấu liên tục xuất hiện liên quan tới số phận của hãng.
Cùng lúc, “người hàng xóm” Chrysler đang chuẩn bị quá trình hoàn tất quá trình phá sản trong một thời gian ngắn kỷ lục. Dư luận được thông báo rằng, hãng Fiat của Italy - hãng xe đạt thỏa thuận sáp nhập với Chrysler - đã sẵn sàng cải tổ Chrysler và đem tới cho thị trường những mẫu xe kiểu Mỹ-Italy có chất lượng tốt hơn.
Có lẽ phá sản là một giải pháp tốt cho cả GM và Chrysler. Tuy vậy, hãy thử hình dung sau khi phá sản, “hình dạng” của GM sẽ ra sao?
GM mới sẽ cắt bỏ được những bộ phận gây thua lỗ đã làm cho GM cũ điêu đứng, nhưng “kích thước” của hãng sẽ teo tọp đi rất nhiều.
Một loạt thương hiệu của GM gồm Hummer, Saab, Opel, Saturn và Pontiac đã và sắp sửa bị “khai tử”, khiến quy mô và thị phần của “người khổng lồ” này đang liên tục co cụm.
Tại thị trường Mỹ, thị phần của GM đã sụt từ mức 21,9% xuống còn 16,1% trong 4 tháng đầu năm nay. Với tốc độ tiêu thụ xe GM hiện nay, nếu không có Hummer, Saab, Saturn và Pontiac, thị phần của hãng sẽ giảm xuống còn 16,4%. Thêm vào đó, GM còn đang tiến hành đóng cửa 1.124 nhà phân phối, nên thị phần của hãng còn có nguy cơ giảm mạnh thêm nữa.
Thị phần của đối thủ Toyota tại thị trường Mỹ hiện ở mức 16,1%, còn của hãng Ford là 15,1%. Do đó, chẳng mấy chốc mà GM sẽ chỉ còn là hãng xe lớn thứ ba tại thị trường quê hương của chính mình.
Sau khi phá sản, GM còn phải đối mặt với những quy định mới về tiết kiệm nhiên liệu mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đưa ra: 39 dặm mỗi gallon xăng (16,6 km mỗi lít xăng) đối với xe hơi và 30 dặm mỗi gallon (12,7 km mỗi lít xăng) đối với xe tải trước năm 2017. Để đạt được mục tiêu này, GM còn phải đi một chặng đường dài.
Thêm vào đó, sau khi GM phá sản, Chính phủ Mỹ sẽ can thiệp nhiêu hơn bao giờ hết vào hoạt đông của hãng, vì Chính phủ sẽ chiếm cổ phần 70% trong hãng xe này.
Một cổ đông lớn nữa của GM sau khi hãng phá sản là Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW), tổ chức có thể nắm cổ phần lên tới 20% trong GM. Nhượng bộ với UAW, GM đã chấp nhận thôi không đóng cửa hai nhà máy trước đó hãng đã có dự kiến cho “về hưu”. Ngoài ra, cũng theo yêu cầu của UAW, GM còn phải khôi phục lại hoạt động của 5 nhà máy của bộ phận sản xuất linh kiện Delphi đã phá sản của hãng. Có lẽ yêu sách của UAW đối với GM còn chưa dừng ở đây.
Bởi thế, sau khi phá sản, GM mới sẽ gọn gàng hơn GM cũ nhiều, nhưng độ độc lập của hãng sẽ không còn như trước.
(Theo CNN)