Thu ngân sách 2013 tiến sát mục tiêu nhờ... cổ tức
Thu ngân sách đã tiệm cận kế hoạch nhờ những chính sách mới trong 3 tháng cuối năm
Thông báo của Bộ Tài chính mới đây cho hay, thu ngân sách năm 2013 đã tiệm cận kế hoạch nhờ những chính sách mới trong ba tháng cuối năm, trong đó có việc “lấy lại” cổ tức doanh nghiệp Nhà nước.
Nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013 là khá nặng nề: trong bối cảnh nền kinh tế vẫn khó khăn, dự toán thu ngân sách nhà nước về thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 20% so với năm 2012, được Bộ Tài chính đánh giá là “mức rất cao so với khả năng kinh tế”.
Sau 9 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội về khả năng năm 2013 hụt thu khoảng 25.200 tỷ đồng; nếu tính cả khoản xử lý ghi thu - ghi chi ngoài dự toán (38.430 tỷ đồng) thì hụt 63.630 tỷ đồng.
Nhưng đến nay, kết quả ước tổng thu ngân sách, kể cả ghi thu - ghi chi ngoài dự toán, đã đạt khoảng 99% dự toán.
Nếu loại trừ số ghi thu - ghi chi, thì thu cân đối đạt khoảng trên 97% dự toán, tăng thêm trên 16.000 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội.
Theo Bộ Tài chính, trong số này, đã thu vào ngân sách trên 20.000 tỷ đồng cổ tức doanh nghiệp nhà nước và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013 của Chính phủ.
Trong khi đó, thu tiền sử dụng đất cũng đạt khoảng 42.500 tỷ đồng, vượt trên 3.300 tỷ đồng so số báo cáo Quốc hội.
Nhờ vậy, số tăng cân đối thu thêm đã đảm bảo thanh toán 14.800 tỷ đồng nợ hoàn thuế giá trị gia tăng phát sinh năm 2013. Các địa phương trọng điểm thu ước đạt và vượt dự toán thu trên địa bàn, như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc...
Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt dự toán Quốc hội đã quyết định, qua đó đảm bảo giữ bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc hội đã cho phép điều chỉnh là 5,3% GDP.
Về mục tiêu của năm 2014, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2014 là 782.700 tỷ đồng và tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 17,2% GDP.
Trong số này, dự toán thu nội địa 539.000 tỷ đồng, bao gồm cả thực hiện động viên vào ngân sách đối với cổ tức được chia năm 2014 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Dự toán thu dầu thô sẽ đạt 85.200 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt 14,32 triệu tấn, giá bình quân khoảng 98 USD/thùng; dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154.000 tỷ đồng và thu viện trợ 4.500 tỷ đồng.
Căn cứ dự toán này, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới “theo đúng quy định, đảm bảo không thấp hơn so với dự toán được giao”.
Trong khi đó, về chi ngân sách năm 2014, dự toán chi năm 2014 là 1.006.700 tỷ đồng, tăng 28.700 tỷ đồng (2,9%) so dự toán năm 2013, trong đó phải dành khoảng 54.000 tỷ đồng cho các nhiệm vụ tăng chi như chi trả nợ 15.000 tỷ đồng, chi tiền lương tăng thêm 20.000 tỷ đồng, chi quốc phòng, an ninh và một số chính sách và nhiệm vụ mới.
Như vậy, theo Bộ Tài chính thì “thực chất dự toán chi ngân sách năm 2014 giảm 25.300 tỷ đồng so với dự toán năm 2013, rất thấp so với nhu cầu chi của năm 2014, đòi hỏi phải bố trí chi hết sức chặt chẽ, tiết kiệm”.
Nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013 là khá nặng nề: trong bối cảnh nền kinh tế vẫn khó khăn, dự toán thu ngân sách nhà nước về thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 20% so với năm 2012, được Bộ Tài chính đánh giá là “mức rất cao so với khả năng kinh tế”.
Sau 9 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội về khả năng năm 2013 hụt thu khoảng 25.200 tỷ đồng; nếu tính cả khoản xử lý ghi thu - ghi chi ngoài dự toán (38.430 tỷ đồng) thì hụt 63.630 tỷ đồng.
Nhưng đến nay, kết quả ước tổng thu ngân sách, kể cả ghi thu - ghi chi ngoài dự toán, đã đạt khoảng 99% dự toán.
Nếu loại trừ số ghi thu - ghi chi, thì thu cân đối đạt khoảng trên 97% dự toán, tăng thêm trên 16.000 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội.
Theo Bộ Tài chính, trong số này, đã thu vào ngân sách trên 20.000 tỷ đồng cổ tức doanh nghiệp nhà nước và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013 của Chính phủ.
Trong khi đó, thu tiền sử dụng đất cũng đạt khoảng 42.500 tỷ đồng, vượt trên 3.300 tỷ đồng so số báo cáo Quốc hội.
Nhờ vậy, số tăng cân đối thu thêm đã đảm bảo thanh toán 14.800 tỷ đồng nợ hoàn thuế giá trị gia tăng phát sinh năm 2013. Các địa phương trọng điểm thu ước đạt và vượt dự toán thu trên địa bàn, như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc...
Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt dự toán Quốc hội đã quyết định, qua đó đảm bảo giữ bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc hội đã cho phép điều chỉnh là 5,3% GDP.
Về mục tiêu của năm 2014, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2014 là 782.700 tỷ đồng và tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 17,2% GDP.
Trong số này, dự toán thu nội địa 539.000 tỷ đồng, bao gồm cả thực hiện động viên vào ngân sách đối với cổ tức được chia năm 2014 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Dự toán thu dầu thô sẽ đạt 85.200 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt 14,32 triệu tấn, giá bình quân khoảng 98 USD/thùng; dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154.000 tỷ đồng và thu viện trợ 4.500 tỷ đồng.
Căn cứ dự toán này, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới “theo đúng quy định, đảm bảo không thấp hơn so với dự toán được giao”.
Trong khi đó, về chi ngân sách năm 2014, dự toán chi năm 2014 là 1.006.700 tỷ đồng, tăng 28.700 tỷ đồng (2,9%) so dự toán năm 2013, trong đó phải dành khoảng 54.000 tỷ đồng cho các nhiệm vụ tăng chi như chi trả nợ 15.000 tỷ đồng, chi tiền lương tăng thêm 20.000 tỷ đồng, chi quốc phòng, an ninh và một số chính sách và nhiệm vụ mới.
Như vậy, theo Bộ Tài chính thì “thực chất dự toán chi ngân sách năm 2014 giảm 25.300 tỷ đồng so với dự toán năm 2013, rất thấp so với nhu cầu chi của năm 2014, đòi hỏi phải bố trí chi hết sức chặt chẽ, tiết kiệm”.