Thủ tướng: Tuyệt đối không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, 'màn trời, chiếu đất' sau lũ

Tiến Dũng
Chia sẻ

Thủ tướng lưu ý, do thiên tai cực đoan, khó dự báo cho nên phải luôn đề cao cảnh giác, chủ động, tích cực, không lơ là, chủ quan, chuẩn bị sẵn sàng 4 tại chỗ. Việc phối hợp, cảnh báo, dự báo phải nhịp nhàng, khoa học, không lúng túng, bị động, bất ngờ....

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với 8 địa phương vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về tình hình và công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, chăm lo đời sống cho nhân dân chiều 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, biến đổi khí hậu và tình hình thiên tai đang diễn ra phức tạp, khốc liệt, khó kiểm soát, khó dự báo, không theo quy luật, xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào.

Thời gian qua, mưa lũ đã xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, mưa lớn gây mức lũ gần mức lịch sử tại nhiều địa phương.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình có người bị nạn do thiên tai, chia sẻ với những khó khăn, mất mát, vất vả của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng lũ.

TẬP TRUNG CHĂM LO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN SAU LŨ

Trước đó, Thủ tướng đã có Công điện số 1659/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, đồng thời thường xuyên gọi điện chỉ đạo trực tiếp các đồng chí lãnh đạo địa phương khi tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp. Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc, lăn lộn ngày đêm của các đồng chí Bí thư, Chủ tịch, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai các cấp, các lực lượng quân đội, công an và các lực lượng khác, đã cố gắng làm tốt nhất trong khả năng có thể để ứng phó thiên tai, cứu giúp người dân và khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thủ tướng đề cập một số vấn đề cần suy nghĩ, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới. Trước hết, trong bối cảnh vừa phải chống dịch Covid-19 vừa phải phòng chống thiên tai, đồng thời triển khai các công việc thường xuyên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, xuyên suốt, nắm chắc tình hình, phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là trong việc vận hành các hồ chứa.

Cùng với đó, do thiên tai cực đoan, khó dự báo cho nên phải luôn đề cao cảnh giác, chủ động, tích cực, không lơ là, chủ quan, chuẩn bị sẵn sàng 4 tại chỗ. Việc phối hợp, cảnh báo, dự báo phải nhịp nhàng, khoa học, không lúng túng, bị động, bất ngờ.

Thủ tướng yêu cầu đánh giá thêm liệu có yếu tố chủ quan, mất cảnh giác trong đợt mưa lũ vừa qua không, nhất là trong thời điểm cuối mùa mưa lũ. Rà soát lại hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là các hồ chứa. Tăng cường năng lực phòng chống, ứng phó thiên tai; đề cao ý thức người dân…

Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng nêu rõ, cần tiếp tục bám sát, dự báo tình hình, diễn biến mưa lũ chính xác, kịp thời để người dân và các địa phương chuẩn bị phòng chống, ứng phó.

"Trước mắt, tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống người dân sau mưa lũ, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, 'màn trời, chiếu đất', không để dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, cũng không để lũ lụt làm phát sinh dịch bệnh. Các cấp ủy phải nắm chắc tình hình để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, chính quyền tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả, sát dân, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cùng vào cuộc", Thủ tướng quán triệt.

Một nhiệm vụ khác là tập trung khắc phục nhanh hậu quả lũ lụt, vệ sinh, dọn dẹp môi trường, nhất là tại các trường học, cơ sở y tế, thu gom xử lý rác thải… Cùng với đó, khẩn trương hỗ trợ người dân bị thiệt hại về nhà ở; khắc phục các sự cố, khôi phục việc cấp điện, nước, bảo đảm thông tin liên lạc và các nhu yếu phẩm khác; khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, hồ đập…; khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt bình thường cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu sơ kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm sau đợt mưa lũ vừa qua. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng đề án tổng thể về phòng chống, ứng phó thiên tai (lũ lụt, sạt lở, sụt lún, các hiện tượng thời tiết cực đoan…) tại miền Trung, Nam bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó có các dự án cụ thể, huy động các nguồn lực để thực hiện.

Toàn cảnh cuộc họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP
Toàn cảnh cuộc họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về phòng chống, ứng phó thiên tai. Tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành, khả năng thích ứng, ứng phó, dự báo, cảnh báo lũ lụt, thiên tai, tránh tình trạng diễn tập suôn sẻ nhưng khi có sự cố xảy ra thì lúng túng. Hỗ trợ người dân về nhà ở theo hướng thích ứng, ứng phó thiên tai. Nâng cao khả năng dự trữ nước của các hồ đập, xây dựng các kịch bản vận hành chung và đặc thù phù hợp từng hồ đập, từng thời điểm, từng địa bàn…

Thủ tướng nhấn mạnh, thiên tai ảnh hưởng tới mọi người cho nên phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân trong việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác, cùng vào cuộc với cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong phòng chống, ứng phó thiên tai.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu, lập quy hoạch, triển khai di dời người dân ra khỏi các vùng nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

NHANH CHÓNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xử lý theo thẩm quyền và trình cấp thẩm quyền xử lý các đề xuất hỗ trợ của địa phương phù hợp quy định hiện hành và theo khả năng đáp ứng.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải rà soát các tuyến đường trọng yếu, bảo đảm hoạt động giao thông vận tải không bị tê liệt, vướng mắc. Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương tiêu độc, khử trùng và phòng chống hiệu quả dịch bệnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương rà soát lại trường học và trang thiết bị học tập, sớm đưa học sinh đi học trở lại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xử lý vấn đề giống vật nuôi, cây trồng sau mưa lũ.

Các địa phương tham gia cuộc họp theo hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP
Các địa phương tham gia cuộc họp theo hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực khôi phục cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo khôi phục cung ứng dịch vụ viễn thông. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát, bảo đảm an sinh xã hội. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị hỗ trợ kịp thời người dân và địa phương, Bộ Công an nắm chắc, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh về an ninh trật tự. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dự báo thiên tai, nhất là mưa lũ.

Thủ tướng chỉ đạo việc hỗ trợ các địa phương về gạo, tài chính… cần trên tinh thần tiết kiệm, kịp thời, đúng đối tượng và bảo đảm thực chất, phát huy hiệu quả.

“Đề nghị 8 địa phương nắm chắc tình hình, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, kinh doanh và cuộc sống bình thường người dân, tiếp tục phòng chống dịch Covid-19, đã cố gắng rồi thì cố gắng hơn trong bối cảnh tình hình phức tạp, các bộ, ngành cùng chung tay với các địa phương, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tình hình thiên tai, đến nay, bão lũ năm 2021 tuy không khốc liệt như năm 2020 nhưng mang nhiều yếu tố bất thường. Đợt mưa lũ vừa qua đã làm 19 người chết, mất tích. Mưa lũ làm 26 nhà bị sập, đổ; 1.657 ha lúa và 1.097 ha hoa màu bị thiệt hại, 2.648 con gia súc, 71.897 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 252 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 03 tàu cá và 02 xà lan bị chìm; 26 km đường giao thông bị sạt lở với 154.650 m3 đất đá; hư hỏng 17 cống, 1 cầu giao thông...

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con