“Thức ăn chăn nuôi mất cân đối cung - cầu trầm trọng”
Doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam thu siêu lợi nhuận, trong khi người chăn nuôi chịu giá quá đắt
Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đang thiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến.
Bởi vậy, cung cầu đang mất cân đối trầm trọng, khiến giá bán thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn 15-20% so với các nước khu vực, theo nhận định của ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi.
Theo QĐ số 116/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành, từ 15/11/2009 sẽ có thêm 3 mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TACN) được đưa vào danh mục hàng hoá dịch vụ bình ổn giá. Cung cầu thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện rất mất cân đối. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Mỗi năm, ngành chăn nuôi cần khoảng 17-18 triệu tấn thức ăn, nhưng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp mới đạt 50%, còn lại người chăn nuôi phải sử dụng thức ăn tự chế. Mỗi năm nước ta sản xuất được gần 6 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho gia súc, gia cầm; 2,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản.
Trong số khoảng 8,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi không chủ động được nguồn nguyên liệu.
Xin ông cho biết những khó khăn, hạn chế trong ngành sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi nước ta hiện nay?
Một là, cơ chế quản lý ngành thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập. NĐ 15/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành cách đây 14 năm, đến nay vẫn chưa thành pháp lệnh hoặc pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, quản lý thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nhiều văn bản hướng dẫn chung của nhiều ngành, nhiều cấp quản lý.
Hai là, thiếu nguyên liệu. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi của nước ta khoảng 2 tỷ USD. Trong khi, thức ăn chăn nuôi không phải mặt hàng thiết yếu, nên mỗi khi ngân hàng có biến động, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi không được ưu tiên vay vốn.
Ba là, thiếu công nghệ sản xuất. Ngoài các đề tài nghiên cứu tiêu hoá lẻ tẻ, vụn vặt, các Viện nghiên cứu ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào thành chuỗi công nghệ phổ biến đại trà vào sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài. Hầu hết các nhà máy đều có nhu cầu sử dụng hệ thống thiết bị có công suất 20-40 tấn/giờ, nhưng loại này trong nước chưa sản xuất được. Doanh nghiệp phải nhập khẩu từ châu Âu với chi phí rất đắt.
Năm là, thiếu nhân lực tâm huyết với nghề, thiếu từ cán bộ nghiên cứu đến cán bộ sản xuất, kinh doanh và thị trường. Lao động phổ thông thừa, nhưng lao động chất lượng cao, biết bám thực tế sản xuất thì rất ít.
Chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành thu hút nhiều doanh nghiệp FDI, chắc hẳn họ đem theo nhiều công nghệ tiên tiến vào Việt Nam và chúng ta sẽ tiếp thu được công nghệ đó?
Hiện tại cả nước có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và 89 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tất cả các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi mạnh nhất nhì thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ 65-70% thị phần thức ăn chăn nuôi. Đã có một số doanh nghiệp tư nhân và cổ phần chuyên ngành thức ăn chăn nuôi trong nước đã phát triển, kinh doanh thành đạt. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có doanh nghiệp trong nước nào “đoạt” được công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù nhiều năm được đầu tư nhưng sản phẩm thức ăn chăn nuôi không trụ nổi trong cơ chế thị trường. Tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay là công nghệ sản xuất premix đều do các công ty nước ngoài nắm giữ. Họ không có đối thủ cạnh tranh ở Việt Nam về sản phẩm premix. Bởi nắm thị trường và khống chế giá cả, nên họ sản xuất và bán cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam mỗi năm hàng trăm nghìn tấn với giá quá đắt.
Đáng tiếc Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền, qua nhiều năm để nghiên cứu công nghệ sản xuất premix, nhưng đến nay kỳ vọng này vẫn còn đang ở phía trước, chưa thể có công nghệ để phổ biến và giúp cho các doanh nghiệp trong nước chủ động hạ giá thành thức ăn chăn nuôi.
Hiện các doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang thu siêu lợi nhuận, trong khi người chăn nuôi phải mua thức ăn chăn nuôi với giá quá đắt. Các doanh nghiệp trong nước quản lý yếu, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nên không thể cạnh tranh được với các công ty 100% vốn nước ngoài.
Xin ông cho biết các giải pháp để ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước phát triển?
Trước tiên phải đầu tư nghiên cứu khoa học thật nghiêm túc và hiệu quả, chú trọng nghiên cứu những khâu đột phá theo chuỗi sản phẩm: hoá dược, khoáng vi lượng, premix, vi sinh, emzym, chất tạo màu, tạo mùi. Các công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi hàm lượng chất xám cao phải được phổ biến rộng rãi. Cần đầu tư và ưu tiên kêu gọi nước ngoài đầu tư vào sản xuất các nguyên liệu tổ hợp premix ngay tại Việt Nam.
Nhà nước cần phải coi thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yếu an ninh thực phẩm để được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón trong 10 mặt hàng thiết yếu mà Bộ Công Thương xếp hạng quy định. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng các cảng chuyên dùng nhập ngô, đậu tương và hàng nông sản, vì đặc thù nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phần lớn là hàng rời, ít hàng congtainer.
Về lâu dài, cần phải tăng tốc chú trọng đầu tư hơn nữa vào việc canh tác ngô, đậu tương để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước và Nhà nước cần thống nhất quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Bởi vậy, cung cầu đang mất cân đối trầm trọng, khiến giá bán thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn 15-20% so với các nước khu vực, theo nhận định của ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi.
Theo QĐ số 116/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành, từ 15/11/2009 sẽ có thêm 3 mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TACN) được đưa vào danh mục hàng hoá dịch vụ bình ổn giá. Cung cầu thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện rất mất cân đối. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Mỗi năm, ngành chăn nuôi cần khoảng 17-18 triệu tấn thức ăn, nhưng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp mới đạt 50%, còn lại người chăn nuôi phải sử dụng thức ăn tự chế. Mỗi năm nước ta sản xuất được gần 6 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho gia súc, gia cầm; 2,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản.
Trong số khoảng 8,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi không chủ động được nguồn nguyên liệu.
Xin ông cho biết những khó khăn, hạn chế trong ngành sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi nước ta hiện nay?
Một là, cơ chế quản lý ngành thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập. NĐ 15/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành cách đây 14 năm, đến nay vẫn chưa thành pháp lệnh hoặc pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, quản lý thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nhiều văn bản hướng dẫn chung của nhiều ngành, nhiều cấp quản lý.
Hai là, thiếu nguyên liệu. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi của nước ta khoảng 2 tỷ USD. Trong khi, thức ăn chăn nuôi không phải mặt hàng thiết yếu, nên mỗi khi ngân hàng có biến động, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi không được ưu tiên vay vốn.
Ba là, thiếu công nghệ sản xuất. Ngoài các đề tài nghiên cứu tiêu hoá lẻ tẻ, vụn vặt, các Viện nghiên cứu ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào thành chuỗi công nghệ phổ biến đại trà vào sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài. Hầu hết các nhà máy đều có nhu cầu sử dụng hệ thống thiết bị có công suất 20-40 tấn/giờ, nhưng loại này trong nước chưa sản xuất được. Doanh nghiệp phải nhập khẩu từ châu Âu với chi phí rất đắt.
Năm là, thiếu nhân lực tâm huyết với nghề, thiếu từ cán bộ nghiên cứu đến cán bộ sản xuất, kinh doanh và thị trường. Lao động phổ thông thừa, nhưng lao động chất lượng cao, biết bám thực tế sản xuất thì rất ít.
Chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành thu hút nhiều doanh nghiệp FDI, chắc hẳn họ đem theo nhiều công nghệ tiên tiến vào Việt Nam và chúng ta sẽ tiếp thu được công nghệ đó?
Hiện tại cả nước có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và 89 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tất cả các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi mạnh nhất nhì thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ 65-70% thị phần thức ăn chăn nuôi. Đã có một số doanh nghiệp tư nhân và cổ phần chuyên ngành thức ăn chăn nuôi trong nước đã phát triển, kinh doanh thành đạt. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có doanh nghiệp trong nước nào “đoạt” được công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù nhiều năm được đầu tư nhưng sản phẩm thức ăn chăn nuôi không trụ nổi trong cơ chế thị trường. Tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay là công nghệ sản xuất premix đều do các công ty nước ngoài nắm giữ. Họ không có đối thủ cạnh tranh ở Việt Nam về sản phẩm premix. Bởi nắm thị trường và khống chế giá cả, nên họ sản xuất và bán cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam mỗi năm hàng trăm nghìn tấn với giá quá đắt.
Đáng tiếc Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền, qua nhiều năm để nghiên cứu công nghệ sản xuất premix, nhưng đến nay kỳ vọng này vẫn còn đang ở phía trước, chưa thể có công nghệ để phổ biến và giúp cho các doanh nghiệp trong nước chủ động hạ giá thành thức ăn chăn nuôi.
Hiện các doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang thu siêu lợi nhuận, trong khi người chăn nuôi phải mua thức ăn chăn nuôi với giá quá đắt. Các doanh nghiệp trong nước quản lý yếu, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nên không thể cạnh tranh được với các công ty 100% vốn nước ngoài.
Xin ông cho biết các giải pháp để ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước phát triển?
Trước tiên phải đầu tư nghiên cứu khoa học thật nghiêm túc và hiệu quả, chú trọng nghiên cứu những khâu đột phá theo chuỗi sản phẩm: hoá dược, khoáng vi lượng, premix, vi sinh, emzym, chất tạo màu, tạo mùi. Các công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi hàm lượng chất xám cao phải được phổ biến rộng rãi. Cần đầu tư và ưu tiên kêu gọi nước ngoài đầu tư vào sản xuất các nguyên liệu tổ hợp premix ngay tại Việt Nam.
Nhà nước cần phải coi thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yếu an ninh thực phẩm để được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón trong 10 mặt hàng thiết yếu mà Bộ Công Thương xếp hạng quy định. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng các cảng chuyên dùng nhập ngô, đậu tương và hàng nông sản, vì đặc thù nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phần lớn là hàng rời, ít hàng congtainer.
Về lâu dài, cần phải tăng tốc chú trọng đầu tư hơn nữa vào việc canh tác ngô, đậu tương để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước và Nhà nước cần thống nhất quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi.