Thương vụ lỗ “khủng”: Vốn 60 tỷ vẫn vay ngân hàng hơn 900 tỷ
Ngân hàng cho vay đã giải ngân một khoản tiền gấp 15 lần vốn điều lệ của hai công ty
Câu chuyện Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh vừa có thương vụ lỗ gần 1.100 tỷ đồng khi mua cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (mã HNG) đang hé lộ thêm nhiều thông tin gây kinh ngạc với thị trường.
Như phản ánh của bài viết trước, Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh (An Thịnh) và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh (Cường Thịnh) được thành lập năm 2014 cùng dùng chung địa chỉ, số điện thoại, fax, và đều có vốn điều lệ 30 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trước thương vụ nêu trên, cụ thể là đầu năm 1/2016, Cường Thịnh có dư nợ khoảng 450 tỷ đồng với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Khoản vay này được duy trì ít nhất một năm trước, đồng nghĩa với việc VPBank đã giải ngân một khoản tiền gấp 15 lần vốn điều lệ của Cường Thịnh, cho dù công ty này được thành lập vào tháng 3/2014.
Tương tự, An Thịnh cũng đã vay của VPBank hơn 473 tỷ đồng, tương đương hơn 15 lần vốn điều lệ của công ty này.
Như vậy, VPBank đã rót gần 920 tỷ đồng vào An Thịnh và Cường Thịnh, dù hai công ty này có vốn điều lệ tổng cộng 60 tỷ đồng.
Trong hoạt động tín dụng, nếu muốn vay tiền ngân hàng thì các doanh nghiệp thường phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay, cũng như phải có phương án trả nợ khả thi.
Việc An Thịnh và Cường Thịnh sau chưa đầy một năm thành lập đã có thể vay vốn trên 920 tỷ đồng, cho thấy họ phải có tài sản đảm bảo hoặc được tổ chức nào đó bảo đảm quy mô tài sản cả nghìn tỷ đồng mới có thể thuyết phục được ngân hàng giải ngân.
Nhưng đó là tài sản gì, thì chỉ có người trong cuộc mới nắm được.
Báo cáo tài chính hợp nhất của VPBank cho thấy, tính đến 31/12/2015, tổng dư nợ tín dụng của VPbank đạt 116.804 tỷ đồng, tăng 49% so với cuối năm 2014.
Mức tăng trưởng tín dụng này của VPBank được xem vào top đầu các ngân hàng Việt Nam và cao hơn nhiều mặt bằng chung của tín dụng vào nền kinh tế năm 2015. Mức tăng 49% này đã vượt hạn mức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước giao.
Nợ xấu của VPBank tính đến cuối năm 2015 là 3.145 tỷ đồng, tăng tới 58% so với cuối năm 2014.
Báo cáo tài chính của VPBank cũng cho thấy ngân hàng này đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gần 3.277 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 979 tỷ đồng năm 2014.
Như phản ánh của bài viết trước, Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh (An Thịnh) và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh (Cường Thịnh) được thành lập năm 2014 cùng dùng chung địa chỉ, số điện thoại, fax, và đều có vốn điều lệ 30 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trước thương vụ nêu trên, cụ thể là đầu năm 1/2016, Cường Thịnh có dư nợ khoảng 450 tỷ đồng với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Khoản vay này được duy trì ít nhất một năm trước, đồng nghĩa với việc VPBank đã giải ngân một khoản tiền gấp 15 lần vốn điều lệ của Cường Thịnh, cho dù công ty này được thành lập vào tháng 3/2014.
Tương tự, An Thịnh cũng đã vay của VPBank hơn 473 tỷ đồng, tương đương hơn 15 lần vốn điều lệ của công ty này.
Như vậy, VPBank đã rót gần 920 tỷ đồng vào An Thịnh và Cường Thịnh, dù hai công ty này có vốn điều lệ tổng cộng 60 tỷ đồng.
Trong hoạt động tín dụng, nếu muốn vay tiền ngân hàng thì các doanh nghiệp thường phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay, cũng như phải có phương án trả nợ khả thi.
Việc An Thịnh và Cường Thịnh sau chưa đầy một năm thành lập đã có thể vay vốn trên 920 tỷ đồng, cho thấy họ phải có tài sản đảm bảo hoặc được tổ chức nào đó bảo đảm quy mô tài sản cả nghìn tỷ đồng mới có thể thuyết phục được ngân hàng giải ngân.
Nhưng đó là tài sản gì, thì chỉ có người trong cuộc mới nắm được.
Báo cáo tài chính hợp nhất của VPBank cho thấy, tính đến 31/12/2015, tổng dư nợ tín dụng của VPbank đạt 116.804 tỷ đồng, tăng 49% so với cuối năm 2014.
Mức tăng trưởng tín dụng này của VPBank được xem vào top đầu các ngân hàng Việt Nam và cao hơn nhiều mặt bằng chung của tín dụng vào nền kinh tế năm 2015. Mức tăng 49% này đã vượt hạn mức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước giao.
Nợ xấu của VPBank tính đến cuối năm 2015 là 3.145 tỷ đồng, tăng tới 58% so với cuối năm 2014.
Báo cáo tài chính của VPBank cũng cho thấy ngân hàng này đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gần 3.277 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 979 tỷ đồng năm 2014.