TP.HCM: các doanh nghiệp vừa cách ly vừa sản xuất như thế nào?

Băng Hảo Minh Tâm
Chia sẻ

TP.HCM được coi là trung tâm lớn về sản xuất không chỉ của khu vực phía nam mà là của cả nước, nếu các doanh nghiệp không chủ động phòng dịch thì nguy cơ đứt gãy sản xuất là rất lớn...

Không chỉ môi trường làm việc khép kín dễ lây nhiễm mà theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Tp.HCM, các khu nhà trọ của công nhân cũng được đánh giá là có nguy cơ cao. Vì các khu nhà trọ có tính chất tiếp xúc cộng đồng phức tạp, công nhân của nhiều nhà máy, nhiều công ty cùng lưu trú trong một không gian tương đối hẹp nên chỉ cần một trường hợp dương tính cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho nhiều nhà máy, xí nghiệp khác nhau.

QUY ĐỊNH CỦA THÀNH PHỐ

Trước tình hình đó, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Dương Anh Đức vừa ký văn bản ban hành kế hoạch vừa cách ly, vừa sản xuất đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn. Bản kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh địa bàn Tp.HCM đã ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Để áp dụng phương án, tất cả người lao động của doanh nghiệp tổ chức thực hiện cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi đến nơi ở tập trung. Trong quá trình doanh nghiệp vừa cách ly, vừa sản xuất, toàn bộ nhân sự không rời khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc.

Các doanh nghiệp phải đảm bảo nơi lưu trú tập trung, nơi lưu trú dã chiến cho người lao động. Ngoài ra, phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc phải đáp ứng được các quy định an toàn dịch bệnh của Bộ Y tế.

Trong quá trình doanh nghiệp vừa cách ly, vừa sản xuất, toàn bộ nhân sự không rời khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc.
Trong quá trình doanh nghiệp vừa cách ly, vừa sản xuất, toàn bộ nhân sự không rời khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc.

UBND Tp.HCM yêu cầu khu vực cách ly tạm thời cần có điểm khai báo y tế, kiểm dịch; khu vực cung cấp lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu; điểm khử khuẩn phương tiện, hàng hóa, rửa tay với dung dịch sát khuẩn. Các cổng ra vào khu lưu trú cần bố trí camera giám sát. Bên cạnh đó, khu vực lưu trú tập trung cần tách biệt với khu vực sản xuất. Mặt bằng nơi tạm trú cần có hàng rào xung quanh, đảm bảo ở đầu hướng gió.

UBND Tp.HCM giao Sở Y tế phối hợp với Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố xem xét, kiểm tra điều kiện khu vực đặt nơi lưu trú tập trung. Sở Y tế cũng có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG LÒNG

Ngay từ khi mới có các ca nhiễm trên địa bàn thành phố, bên cạnh việc thực hiện “5K” phòng, chống dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp tại Tp.HCM đã chủ động lên phương án dự phòng nếu có ca nhiễm tại nơi làm việc. Kịch bản vừa chống dịch vừa sản xuất, sẵn sàng ứng biến trong mọi tình huống đã được nhiều doanh nghiệp đồng lòng "kích hoạt".

Tại công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (Q.12, TP.HCM), một “khu dã chiến” dự phòng đã được thiết lập. “Từ lúc dịch bệnh bùng lên tại thành phố, chúng tôi đã nghĩ đến phương án dự phòng nếu như dịch tấn công doanh nghiệp. Phải làm cách nào để vẫn có thể vừa chấp hành phòng dịch, vừa đảm bảo chuỗi sản xuất không bị đứt gãy khi dịch tấn công," ông Trương Chí Thiện - Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt cho biết.

Vì vậy, công ty Vĩnh Thành Đạt đã lập một “khu dã chiến” đủ chỗ cho toàn bộ 160 cán bộ, nhân viên ở lại làm việc. Nhà kho cũng đã được công ty cải tạo sạch sẽ, có chỗ ngủ, nhà vệ sinh… để nhân viên có thể ở lại sinh hoạt, làm việc nếu chẳng may bị phong tỏa.

Các doanh nghiệp mong muốn vừa chấp hành phòng dịch, vừa đảm bảo chuỗi sản xuất không bị đứt gãy khi dịch tấn công.
Các doanh nghiệp mong muốn vừa chấp hành phòng dịch, vừa đảm bảo chuỗi sản xuất không bị đứt gãy khi dịch tấn công.

Trong khi đó, Công ty CP thiết bị nhà bếp Vina (khu công nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú) ngay khi được phong tỏa do có ca dương tính là công nhân, đã lập tức thực hiện phương án “3 tại chỗ” khi ăn ngủ, sinh hoạt, làm việc tại nhà máy.

Công ty mở 80 nhà vệ sinh, lắp 70 vòi nước, mua hơn 800 chiếc chiếu, mấy ngàn móc áo, lắp thêm quạt ở nhà xưởng, thuốc xịt muỗi, dung dịch sát khuẩn. Nhà xưởng được dọn dẹp, mỗi công nhân có 3 - 4m2 để ngủ. Giờ ra ca, giờ ăn được sắp xếp giãn cách đảm bảo không tập trung đông người. Nhờ đó, gần 800 công nhân ổn định sinh hoạt và làm việc bình thường, đảm bảo đơn hàng.

Cũng chủ động xây dựng phương án cho tình huống xấu nhất, Công ty TNHH Việt Thắng Jean với nhà máy với hơn 1.000 công nhân tại TP. Thủ Đức chủ trương không phòng dịch theo kiểu đối phó mà phải bảo đảm an toàn để duy trì sản xuất.

Cùng với việc phân bố sản xuất theo nhiều ca để bảo đảm tuân thủ quy định 5K, công ty Việt Thắng Jean cũng thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ nhà xưởng hằng ngày, đồng thời, thiết lập các khu vực dã chiến dự phòng cho tình huống xấu nhất là xuất hiện ca nhiễm trong nhà máy. Hiện nhà kho, hội trường của đơn vị đã được bố trí trở thành khu vực cách ly tại chỗ, tách biệt hoàn toàn với các khu vực còn lại.

 
Ngoài các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao được ưu tiên tiêm miễn phí theo nghị quyết 21 của Chính phủ, công nhân là nhóm được TP.HCM ưu tiên tiêm vaccine hàng đầu, đặc biệt là những người làm việc trong các khu công nghiệp - khu chế xuất, nhằm đảm bảo cho sự vận hành các chuỗi sản xuất của doanh nghiệp được thông suốt.

Còn tại Công ty CP Sài Gòn Food (khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh), ban giám đốc đã linh động chuyển đổi cách thức làm việc như: Chia người lao động thành các nhóm nhỏ để làm việc; tách biệt khối sản xuất với khối văn phòng; khu làm việc, đường đi và nhà ăn đều tách riêng. Riêng khối văn phòng được chia thành hai nhóm, làm việc đổi ca hai tuần/lần, một nhóm làm tại công ty và một nhóm làm việc tại nhà. Khối sản xuất cũng được chia hai ca sáng, chiều, làm ở ba khu nhà máy và người của các khu, các ca không gặp nhau...

Đồng thời với sự đồng lòng của doanh nghiệp, TP.HCM cũng mở rộng xét nghiệm cho người lao động làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các khu vực nguy cơ cao... Song song đó là tiêm vaccine Covid-19 cho 325.000 người lao động tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Tính đến cuối ngày 23/6, TP.HCM đã tiêm cho 150.000 công nhân, người lao động khu vực này.

 

Vinamilk thực hiện “mục tiêu kép”

Bà Mai Kiều Liên Tổng Giám đốc CTCP sữa Việt Nam (Vinamilk)
Bà Mai Kiều Liên Tổng Giám đốc CTCP sữa Việt Nam (Vinamilk)

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có tiền lệ với cả nền kinh tế cũng như tất cả doanh nghiệp và ngành sữa không phải là ngoại lệ.

Trong bối cảnh mới đầy thách thức đó, Vinamilk đã có những ứng phó kịp thời để đạt mục tiêu kép là đảm bảo tăng trưởng đồng thời ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.

Vinamilk đã kích hoạt toàn diện các giải pháp để đảm bảo duy trì sản xuất, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Toàn bộ chuỗi cung ứng từ trang trại, mua hàng, sản xuất, hậu cần, phân phối được vận hành một cách linh hoạt và hiệu quả ngay cả trong những giai đoạn giãn cách  xã hội để chống dịch. Qua đó thực hiện hiệu quả mục tiêu kép gồm “chống dịch hiệu quả” và “duy trì phát triển kinh tế xã hội”.

Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 27/6, chúng tôi khẳng định nhà máy của Vinamilk là một trong những nhà máy chống dịch tốt nhất, thực hiện nghiêm túc 5K với các nguyên tắc như trong nhà máy một người không tiếp xúc quá 5 người. Nhà máy của Vinamilk tại Bắc Ninh cũng tổ chức cách ly công nhân ngay tại nơi sản xuất để duy trì hoạt động và tất cả các nhà máy của Vinamilk đều xây dựng phương án tương tự để chủ động ứng biến với tình hình dịch bệnh.

Duy trì tăng trưởng trong điều kiện thị trường khắc nghiệt là kết quả của quá trình kiên định theo đuổi các giá trị bền vững, với trọng tâm là tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu sữa, chuyển đổi số và cam kết với các mục tiêu phát triển bền vững cùng trách nhiệm xã hội. Trong một năm đầy biến động với chuỗi cung ứng, nhờ tự chủ được vùng nguyên liệu sữa tươi trong nước, kết hợp với mạng lưới nhà cung cấp nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều quốc gia, Vinamilk đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý là định hướng được Vinamilk thực hiện trong nhiều năm qua và được thúc đẩy mạnh mẽ tại tất cả các đơn vị trực thuộc Vinamilk để ứng phó với điều kiện giãn cách xã hội, hạn chế giao thương do đại dịch toàn cầu. Ngoài ra, những công cụ này còn là cánh tay đắc lực giúp Vinamilk duy trì sự ổn định, đảm bảo quản trị hoạt động và hiệu suất ngay cả khi quy mô doanh nghiệp mở rộng ra gấp nhiều lần so với hiện tại.

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong dịch bệnh, Vinamilk đã quyết liệt thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc song song với đảm bảo điều kiện lao động và việc làm ổn định. Có thể nói, sau một năm nhiều biến động, một trong những thành công của Vinamilk đó chính là duy trì sự hoạt động ổn định, hiệu quả của tất cả đơn vị thành viên và đảm bảo việc làm, thu nhập và các phúc lợi cho gần 10.000 nhân viên của công ty trên cả nước.

Bên cạnh tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, nhiều biện pháp khác cũng được tăng cường nhằm đảm bảo giãn cách và an toàn phòng dịch như: Bố trí nơi ở làm việc tập trung cho CB-CNV để hạn chế đi lại; tái bố trí nhân sự giữa các bộ phận, chia nhóm nhân sự làm việc tách biệt để phòng ngừa rủi ro; thực hiện giãn cách tại các xí nghiệp kho vận, cung ứng dịch vụ; kích hoạt hướng dẫn 5T plus nhằm giúp tăng cường truyền thông vấn đề bảo vệ sức khỏe trong dịch bệnh đến toàn bộ CB-CNV trên cả nước.

Các CB-CNV của Vinamilk được tham gia tiêm vaccine. Ngoài ra, Vinamilk cũng hỗ trợ chia sẻ với đối tác về chi phí xét nghiệm Covid.

Đại dịch rồi sẽ đi qua nhưng các giá trị bền vững sẽ còn ở lại. Đây là kim chỉ nam sẽ được Ban điều hành cùng toàn thể cán bộ nhân viên Vinamilk duy trì và phát triển. Với những dự báo tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2021, chúng tôi quyết tâm cao đưa Vinamilk tăng trưởng và vươn đến những tầm cao mới

 

 

 

Văn hóa doanh nghiệp luôn được chú trọng 

Bà Cao Thị Ngọc Dung Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Bà Cao Thị Ngọc Dung Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Cơn bão Covid-19 quét qua, không chừa bất kỳ một ai, PNJ cũng rơi vào tình thế khá căng thẳng. Tuy nhiên, vượt qua đại dịch, kết thúc 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu PNJ đạt kết quả khả quan. Lũy kế 5 tháng đầu năm, PNJ đạt 10.626 tỷ đồng doanh thu thuần, và lợi nhuận sau thuế đạt 685 tỷ đồng, lần lượt tăng 62,9% và 90,6% so với cùng kỳ.

Để có được thành quả này, PNJ không thể sử dụng các “bài” cũ, những bài đã giúp PNJ thành công trong suốt 7, 8 năm qua. Đại dịch Covid-19 bắt buộc PNJ phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm việc, thay đổi chiến thuật và chúng tôi đã nhìn ra được những mặt tích cực đã giúp PNJ chuyển đổi nhanh hơn.

PNJ tiến hành tái cấu trúc, tiến hành các thay đổi nhưng phải dựa trên văn hóa của công ty. Và ở giai đoạn này, chúng tôi đã tiến hành refresh văn hóa doanh nghiệp tại PNJ. Làm được điều này và có được thành quả chắc chắn đó phải có sự đồng lòng của tất cả nhân viên.

Trong quá trình hình thành và phát triển, chúng tôi đã luôn gắn trách nhiệm với việc phát triển xã hội và với các bên liên quan. Do đó, PNJ đã xây dựng lộ trình để gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và Việt Nam trong chiến lược phát triển dài hạn của mình, đảm bảo các tiêu chí trọng điểm, như: Tăng trưởng hiệu quả, xây dựng tiềm lực tài chính vững mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị đóng góp cho môi trường và cho xã hội, nỗ lực mang lại ngày càng nhiều giá trị cho các bên liên quan của mình.

Chính vì vậy, sự tiến hóa không làm thay đổi định hướng phát triển bền vững, nhưng hành động của cụ thể sẽ thay đổi để mang lại hiệu quả thiết thực hơn cho cộng đồng. Theo đó, PNJ tiếp tục triển khai các kế hoạch chuyển hóa thúc đẩy tăng tưởng của công ty gắn liền với các hoạt động liên kết doanh nghiệp, liên kết các hiệp hội để góp phần thúc đẩy hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời sự phản hồi của các bên liên quan giúp PNJ tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp.

Các giá trị văn hóa doanh nghiệp không thu hẹp trong phạm vi doanh nghiệp mà lan tỏa mạnh thông qua hành vi, tương tác của CBNV trong đời sống, và đồng thời truyền cảm hứng xây dựng văn hóa doanh nghiệp đến cộng đồng doanh nghiệp.

Vươn tầm thế giới là ước mơ và hoài bão tơ lớn của PNJ và chúng tôi luôn kiên định với con đường đó. Chính vì vậy mà chúng tôi đã và đang không ngừng phấn đấu để chạm đến trái tim khách hàng cũng như mở rộng tầm vóc của doanh nghiệp ra thị trường thế giới. Từ những bước chập chững đầu tiên để đến với trái tim khách hàng, từ việc hiểu và đeo trang sức theo cách của khách hàng, đến chuyện thổi hồn vào sản phẩm, mang đến cho khách hàng những ước mơ... PNJ luôn đề ra những thử thách mới cho chuẩn mực của mình, để luôn giữ vị trí tiên phong.

Từ khi Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, PNJ xây dựng cho mình chiến lược vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tham gia phòng chống dịch.  Bên cạnh việc PNJ tuân thủ việc giãn cách xã hội theo các chỉ thị của Nhà nước về phòng chống Covid - 19, ưu tiên bảo vệ sức khỏe và an toàn của nhân viên, của khách hàng và cộng đồng.

Cụ thể, PNJ đã triển khai dịch vụ giao hàng 4h (PNJ4H) tại nhiều khu vực, rút ngắn tối đa khoảng cách giữa mua sắm online và offline. Ngoài giao hàng miễn phí, tốc độ giao hàng online cũng được PNJ chú trọng triển khai dịch vụ giao nhận tận nơi miễn phí cho mọi đơn hàng trên toàn quốc nhằm mang đến những đơn hàng “an toàn và tiết kiệm”. Quy trình đóng gói và bảo quản hàng hóa của PNJ tuân thủ theo tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cho khách.

Bên cạnh đó, PNJ còn là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động phòng chống Covid – 19 ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam, thể hiện tinh thần “Quan tâm cùng phát triển” của tập đoàn dành cho cộng đồng Việt Nam.

Tất cả những hoạt động tương thân tương ái nói trên là một trong những ưu tiên hàng đầu của Văn hóa doanh nghiệp tại PNJ, xây dựng PNJ trở thành một ngôi nhà bền vững - một gia đình hạnh phúc, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ các giá trị đến với cộng đồng.

 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con