TP. HCM: Chậm nộp tiền thu từ cổ phần hoá niên độ 2019

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu ngân sách 505,97 tỷ đồng và tăng giá trị vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần tại 28 doanh nghiệp thuộc UBND TP. HCM và Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 334,92 tỷ đồng…

Phần vốn Nhà nước tăng thêm 113 tỷ đồng tại Công ty mẹ VRG sau kiểm toán
Phần vốn Nhà nước tăng thêm 113 tỷ đồng tại Công ty mẹ VRG sau kiểm toán

Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2020 đối với niên độ kế toán 2019 vừa ban hành, Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán quyết toán giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần tại 28 doanh nghiệp thuộc UBND TP. HCM và Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ UBND TP. HCM chậm phê duyệt hầu hết các báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, chưa phê duyệt giá đất đối với diện tích đất khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Hàng loạt doanh nghiệp tại TP. HCM sử dụng đất công sai đúng mục đích.

 
Các đơn vị cũng chưa nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp về cổ phần hóa. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn còn nợ 188,74 tỷ đồng; Công ty Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận nợ 40,86 tỷ đồng; Công ty Kinh doanh Thủy hải sản 29,38 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xuất khẩu lao động và Chuyên gia 19,87 tỷ đồng…

Cụ thể, đa số các đơn vị đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả chưa đầy đủ. Hàng loạt đơn vị lập báo cáo quyết toán cổ phần hóa còn chậm.

Đồng thời, chưa tuân thủ quy định trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Trong đó, với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xuất khẩu lao động và Chuyên gia, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàn Lộc Việt được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược nhưng chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chí đối với nhà đầu tư chiến lược.

Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Bến Thành lại ký hợp đồng mua bán cổ phần với nhà đầu tư chiến lược trước khi được UBND TP.HCM phê duyệt tên và giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sài Gòn chưa công bố rộng rãi việc mời nhà đầu tư chiến lược, thư mời gửi nhà đầu tư chiến lược chưa đầy đủ tiêu chí được UBND TP.HCM phê duyệt.

Đáng chú ý, phương án sử dụng đất là cơ sở quan trọng để xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng phương án sử dụng đất trình UBND TP.HCM phê duyệt trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Chưa thực hiện các thủ tục pháp lý để điều chỉnh doanh nghiệp thuê đất từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần hoặc chưa hoàn tất thủ tục để ký hợp đồng thuê đất.

Điểm tên một số doanh nghiệp tại TP.HCM sử dụng đất không đúng mục đích, Kiểm toán Nhà nước cho hay, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sài Gòn với 4 lô đất được nhà nước cho thuê, thu tiền thuê đất hàng năm với tổng diện tích 5.019,1 m2 để hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Cần Giờ chưa tuân thủ theo đúng hợp đồng thuê đất.

Hay Công ty TNHH MTV dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia sử dụng đất không đúng mục đích tại khu đất 635A Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ với khu đất số 79 Hòa Bình, phường 3, quận 11; một phần diện tích số 03 Hòa Bình, quận 11, diện tích 582,7 m2. Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Đầu tư TP.HCM tại Khu đất số 3-5 Mễ Cốc, phường 15, quận 8 và khu đất số 301, 301A, 301B, 301C Bến Bình Đông, quận 8.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết UBND TP.HCM đã chậm có ý kiến về phương án sử dụng đất hoặc chưa phê duyệt phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Bến Thành; Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông công chánh; Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành. 

 

Kết quả kiểm toán xác định tăng giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần tại các doanh nghiệp là 334,92 tỷ đồng và kiến nghị tăng thu ngân sách 505,97 tỷ đồng.

Cụ thể, tăng giá trị thực tế vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 113,54 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn 186,51 tỷ đồng; Công ty Kinh doanh Thủy hải sản 15,61 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà 11,04 tỷ đồng; Công ty Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận 3,41 tỷ đồng... 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con