Trump chọn nhân vật “diều hâu” làm cố vấn thương mại
Ông Navarro từng làm một bộ phim về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với nền kinh tế Mỹ
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn Peter Navarro, một nhà kinh tế học từng kêu gọi lập trường cứng rắn hơn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, làm người đứng đầu cơ quan mới thành lập mang tên Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng.
Theo tin từ Reuters, việc bổ nhiệm này đã được ê-kíp chuyển giao quyền lực của Trump công bố ngày 21/12.
Ông Navarro là một học giả từng giữ vai trò cố vấn đầu tư và là tác giả của một số cuốn sách bán chạy. Ông cũng từng làm một bộ phim về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với nền kinh tế Mỹ cũng như tham vọng của Bắc Kinh về trở thành cường quốc kinh tế và quân sự thống trị ở châu Á.
Trong một tuyên bố, ê-kíp của Trump ca ngợi Navarro là một nhà kinh tế học “có tầm nhìn”, người có thể “xây dựng các chính sách thương mại giúp thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn sự ra đi của việc làm khỏi nước Mỹ”.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, ông Trump - một người Cộng hòa - đã đưa thương mại trở thành một vấn đề chính. Ông chỉ trích mạnh các thỏa thuận thương mại lớn của Mỹ, cho rằng những thỏa thuận này gây thiệt hại cho nước Mỹ. Ngoài ra, ông cũng dọa sẽ đánh thuế mạnh với hàng nhập khẩu từ Mexico và Mỹ sau khi ông nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1.
Navarro, 67 tuổi, là một giáo sư tại Đại học California, Irvine, và đã cố vấn cho Trump trong chiến dịch tranh cử Tổng thống. Một trong số những cuốn sách từng được xuất bản của ông có cuốn "Death by China: How America Lost its Manufacturing Base” (tạm dịch: “Cái chết do Trung Quốc gây ra: Mỹ đã mất ngành sản xuất công nghiệp như thế nào”). Cuốn sách này đã được chuyển thể thành một bộ phim tài liệu.
Không chỉ cho rằng Mỹ đang thua trong cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc, Navarro còn nhấn mạnh những lo ngại về vấn đề môi trường liên quan đến hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và việc Trung Quốc xâm phạm tài sản trí tuệ Mỹ.
Ngoài ra, Navarro còn đề xuất Mỹ tăng cường quan hệ với Đài Loan, bao gồm hỗ trợ chương trình phát triển tàu ngầm của Đài Loan. Ông lập luận Washington nên từ bỏ chính sách “một Trung Quốc”, nhưng không đề cập đến việc Mỹ có nên công nhận Đài Loan là một quốc gia hay không. “Không nhất thiết phải chọc giận ‘chú gấu trúc’”, Navarro nói, ám chỉ Trung Quốc.
Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy hồi tháng 11, Navarro và một cố vấn khác của Trump là Alexander Gray nhắc lại lập trường của Tổng thống đắc cử phản đối các thỏa thuận thương mại lớn, bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Trump sẽ không bao giờ hy sinh nền kinh tế Mỹ vì chính sách đối ngoại bằng cách tham gia vào những thỏa thuận thương mại tồi tệ như Thỏa thuận Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và thông qua TPP”, Navarro và Gray viết. “Những thỏa thuận này sẽ chỉ làm suy yếu ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ, cũng như khả năng tự vệ và bảo vệ đồng minh của chúng ta”.
Trump đã thề sẽ rút Mỹ khỏi TPP - thỏa thuận còn chưa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn - ngay trong ngày đầu tiên làm Tổng thống. Ông cũng tuyên bố đàm phán lại NAFTA, thỏa thuận giữa Mỹ với Canada và Mexico, cho rằng thỏa thuận này khiến người Mỹ mất việc làm.
Theo tin từ Reuters, việc bổ nhiệm này đã được ê-kíp chuyển giao quyền lực của Trump công bố ngày 21/12.
Ông Navarro là một học giả từng giữ vai trò cố vấn đầu tư và là tác giả của một số cuốn sách bán chạy. Ông cũng từng làm một bộ phim về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với nền kinh tế Mỹ cũng như tham vọng của Bắc Kinh về trở thành cường quốc kinh tế và quân sự thống trị ở châu Á.
Trong một tuyên bố, ê-kíp của Trump ca ngợi Navarro là một nhà kinh tế học “có tầm nhìn”, người có thể “xây dựng các chính sách thương mại giúp thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn sự ra đi của việc làm khỏi nước Mỹ”.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, ông Trump - một người Cộng hòa - đã đưa thương mại trở thành một vấn đề chính. Ông chỉ trích mạnh các thỏa thuận thương mại lớn của Mỹ, cho rằng những thỏa thuận này gây thiệt hại cho nước Mỹ. Ngoài ra, ông cũng dọa sẽ đánh thuế mạnh với hàng nhập khẩu từ Mexico và Mỹ sau khi ông nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1.
Navarro, 67 tuổi, là một giáo sư tại Đại học California, Irvine, và đã cố vấn cho Trump trong chiến dịch tranh cử Tổng thống. Một trong số những cuốn sách từng được xuất bản của ông có cuốn "Death by China: How America Lost its Manufacturing Base” (tạm dịch: “Cái chết do Trung Quốc gây ra: Mỹ đã mất ngành sản xuất công nghiệp như thế nào”). Cuốn sách này đã được chuyển thể thành một bộ phim tài liệu.
Không chỉ cho rằng Mỹ đang thua trong cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc, Navarro còn nhấn mạnh những lo ngại về vấn đề môi trường liên quan đến hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và việc Trung Quốc xâm phạm tài sản trí tuệ Mỹ.
Ngoài ra, Navarro còn đề xuất Mỹ tăng cường quan hệ với Đài Loan, bao gồm hỗ trợ chương trình phát triển tàu ngầm của Đài Loan. Ông lập luận Washington nên từ bỏ chính sách “một Trung Quốc”, nhưng không đề cập đến việc Mỹ có nên công nhận Đài Loan là một quốc gia hay không. “Không nhất thiết phải chọc giận ‘chú gấu trúc’”, Navarro nói, ám chỉ Trung Quốc.
Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy hồi tháng 11, Navarro và một cố vấn khác của Trump là Alexander Gray nhắc lại lập trường của Tổng thống đắc cử phản đối các thỏa thuận thương mại lớn, bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Trump sẽ không bao giờ hy sinh nền kinh tế Mỹ vì chính sách đối ngoại bằng cách tham gia vào những thỏa thuận thương mại tồi tệ như Thỏa thuận Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và thông qua TPP”, Navarro và Gray viết. “Những thỏa thuận này sẽ chỉ làm suy yếu ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ, cũng như khả năng tự vệ và bảo vệ đồng minh của chúng ta”.
Trump đã thề sẽ rút Mỹ khỏi TPP - thỏa thuận còn chưa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn - ngay trong ngày đầu tiên làm Tổng thống. Ông cũng tuyên bố đàm phán lại NAFTA, thỏa thuận giữa Mỹ với Canada và Mexico, cho rằng thỏa thuận này khiến người Mỹ mất việc làm.