Trung Quốc mở cửa, không phải tất cả doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều hưởng lợi

Thu Minh
Chia sẻ

Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp may mặc trong năm 2023. Hiện Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành dệt may năm 2023, Chứng khoán VnDitect cho rằng có hai yếu tố cần theo dõi trong năm 2023: Xu hướng lạm phát tại Mỹ và tốc độ mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc.

TRUNG QUỐC MỞ CỬA LÀ "CON DAO HAI LƯỠI"?

Việc lạm phát tại Mỹ giảm xuống mức 3% sẽ khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ tích cực hơn và các doanh nghiệp bán lẻ sẽ có thể bắt đầu nhập hàng tồn kho trở lại. Nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may có khả năng phục hồi tại Mỹ.

Chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đối với mặt hàng tiêu dùng không bền trong tháng 1/2023 tăng 0,8% so với tháng trước (tháng 12/22 giảm -0,7% so với T11/22), cho thấy người tiêu dùng Mỹ bắt đầu mua nhiều hàng tiêu dùng không bền trở lại, trong đó có quần áo và các sản phẩm dệt may.

Trong khảo sát “BoF-McKinsey State of Fashion 2023” do McKinsey thực hiện, 61% nhà lãnh đạo trong ngành thời trang Mỹ kỳ vọng triển vọng của ngành sẽ giữ nguyên hoặc tốt hơn trong năm 2023 so với năm 2022 do Mỹ không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột ở Ukraine.

Các giám đốc ở các công ty châu Âu và châu Á tỏ ra bi quan hơn, với lần lượt 64% và 53% ý kiến cho rằng bối cảnh ngành sẽ kém khả quan hơn. McKinsey dự báo doanh số bán lẻ mảng thời trang bình dân có thể tăng 1%-6% svck tại Mỹ, 2%-7% tại Trung Quốc và giảm 1% đến 4% tại châu Âu.

Trung Quốc mở cửa, không phải tất cả doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều hưởng lợi - Ảnh 1

Tuy nhiên, Trung Quốc mở cửa trở lại có thể là con dao hai lưỡi. Chỉ số PMI tại Trung Quốc đã tăng lên 52,6 trong tháng 2/2023. Đây là lần đầu tiên hoạt động sản xuất tăng trở lại kể từ tháng 7 năm ngoái và là mức cao nhất trong 8 tháng sau khi thay đổi chính sách Covid.

VnDirect kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế vào Q2/23. Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sẽ khiến việc xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như xơ, sợi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sợi chính của Việt Nam, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất sợi có tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc cao như CTCP Đam San (ADS) sẽ tận dụng được lợi thế.

Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu ròng của Trung Quốc được lưu thông trở lại có thể giúp giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp may mặc như VGT, HTG, PPH.

Nhưng Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp may mặc trong năm 2023. Hiện Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Theo OTEXA, giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2022 đạt 132,2 tỷ USD (+16,9% svck). Với 25,65% thị phần, Trung Quốc là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất cho Mỹ, theo sau là Việt Nam với 14,87% thị phần. Các doanh nghiệp may mặc có tỷ trọng xuất khẩu cao sang Mỹ như MSH, GIL, TCM, VGT sẽ gặp khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2023.

Trung Quốc mở cửa, không phải tất cả doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều hưởng lợi - Ảnh 2

BƯỚC NGOẶT DOANH NGHIỆP XƠ SỢI?

VnDirect cũng kỳ vọng bước ngoặt cho các doanh nghiệp sản xuất sợi trong Q3/23. Do ở khâu thượng nguồn, các doanh nghiệp sản xuất sợi bị ảnh hưởng sớm hơn so với các doanh nghiệp hạ nguồn, do các khách hàng lớn giảm hàng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu.

Do đó, các doanh nghiệp sợi như STK, ADS, HTG, PPH sẽ có tín hiệu hồi phục khá sớm so với các doanh nghiệp gia công may mặc. Ban lãnh đạo STK cho biết sản lượng bán ra trong tháng 2-2023 cải thiện so với Q4/22.

Trong khi đó, HTG kỳ vọng lợi nhuận ròng Q1/23 đạt 65 tỷ đồng (+20,3% so với quý trước). ADS cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực trong Q1/23 sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Theo ban lãnh đạo ADS, sản lượng trong 2T/23 đã tăng 200% so với Q4/22 và 140% so với Q3/22.

Đối với mảng gia công may mặc, các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2023 do đơn hàng giảm mạnh. Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đơn hàng trong Q1/23 giảm 25-27% so với cùng kỳ do sức mua trên thế giới giảm sút.

Trong khi đó, VGT dự báo đơn hàng trong năm 2023 sẽ giảm 25% so với cùng kỳ. Kỳ vọng các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ phục hồi kể từ Q4/23 khi lạm phát tại Mỹ và EU hạ nhiệt. Dự báo các công ty gia công may mặc lớn như VGT, TCM, GMC, GIL sẽ ghi nhận lợi nhuận ròng tăng trưởng âm trong năm 2023.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con