Tứ trụ mới trên thị trường ôtô Việt Nam
Top 4 với những cái tên mới của thị trường ôtô Việt Nam trong 11 tháng năm 2014 đã bắt đầu định hình
Xét riêng về sản lượng bán hàng, top 4 với những cái tên mới của thị trường ôtô Việt Nam trong 11 tháng năm 2014 đã bắt đầu định hình.
Chuyện về bộ tứ này cũng có thể được xem như một liều thuốc kích thích cho sự vượt lên của các hãng xe còn lại, để nhanh chóng giành giật thị phần.
Ngoại lệ Toyota
Toyota có lẽ là cái tên không nhất thiết phải nhắc đến nhiều. Bởi lẽ, ngay từ khi bắt đầu có khái niệm “ngành công nghiệp ôtô Việt Nam” cách đây khoảng hai thập niên, thương hiệu Nhật Bản này đã lập tức chiếm vị trí số 1 về sản lượng bán hàng.
Kết thúc 11 tháng năm 2014, Toyota vẫn tiếp tục là thương hiệu ôtô ăn khách nhất tại Việt Nam, thậm chí vẫn đạt mức sản lượng bán hàng cao gấp 3 lần thương hiệu ăn khách thứ 2.
Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe Toyota bán ra trong 11 tháng năm 2014 đạt 36.106 chiếc, chiếm 30,8% thị phần nếu chỉ xét trong khối doanh nghiệp thành viên.
So với cùng kỳ năm ngoái, tổng sản lượng bán hàng năm 2014 của Toyota đạt tỷ lệ tăng trưởng 23%. Con số này không lớn khi so với tốc độ tăng trưởng của nhiều hãng xe khác. Tuy nhiên, đối với một thương hiệu vốn dĩ áp đảo thị phần suốt bấy lâu nay thì chỉ cần một cú nhích nhẹ đã là quá đủ để làm thay đổi diện mạo của cả thị trường.
Lột xác từ One Ford
Trong khi đó, Ford lại là một bất ngờ thú vị. Nửa cuối thập niên 2000, thương hiệu xe Mỹ này phải chịu lép vế so với rất nhiều thương hiệu khác.
Sự bảo thủ về cái gọi là “xe Mỹ” là nguyên nhân căn bản đẩy Ford vào tình thế đáng bị coi là thất bại trong giai đoạn ấy. Thiết kế đơn giản và nhất là vô địch về khoản “uống” xăng thậm chí đã khiến cho một vài mẫu xe trở thành nỗi ám ảnh của người tiêu dùng, chẳng hạn như mẫu sedan Mondeo hay chiếc SUV 5 chỗ Escape phiên bản động cơ 3.0 lít.
Tuy nhiên, sau đợt khủng hoảng toàn cầu, hãng xe Mỹ đã có một cuộc lột xác bằng chiến lược “One Ford”. Nhờ chiến lược này, người tiêu dùng Việt Nam cũng được nhờ lây với những mẫu xe hoàn toàn mới từ thiết kế đến trang bị, tính năng tân tiến. One Ford đem lại những mẫu xe toàn cầu và đã giải quyết được bài toán phân biệt thị trường.
Sau hơn 3 năm kể từ khi Fiesta mở đầu cho cuộc đổ bộ của “anh em One Ford”, thương hiệu ôtô Mỹ đã dần lấy lại được vị thế là một trong những hãng xe lớn tại Việt Nam.
Và đến năm nay, qua 11 tháng, Ford đã bất ngờ chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trong nhóm xe du lịch thuộc VAMA với tổng sản lượng bán hàng 12.338 chiếc, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 10,5% thị phần.
Kia gắng trở lại
Dù vẫn đang chiếm giữ vị trí thứ 3 với tổng sản lượng bán hàng 9.756 chiếc trong 11 tháng song có lẽ, sức cạnh tranh của Kia cũng bắt đầu phát sinh “vấn đề”.
Có thể nói rằng, “trào lưu” xe Hàn Quốc từng giúp Kia và Hyundai làm mưa làm gió trên thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 đã kết thúc. Tuần trăng mật không còn và có vẻ như Kia vẫn đang ngủ quên trong giấc mơ đẹp.
Sự đuối dần của Kia có lẽ cũng một phần đến từ nỗ lực hạ giá thành sản phẩm của các đối thủ. Bởi lẽ, giá bán chính là yếu tố vốn được xem là “đũa thần” của Kia nói riêng và xe Hàn Quốc nói chung. Và khi giá bán không còn là điểm mạnh tuyệt đối, sức cạnh tranh của Kia không còn mạnh như trước cũng là dễ hiểu.
Do vậy, từ đầu năm nay, Kia đã đẩy mạnh cuộc “cải cách” về thiết kế và thậm chí, nhiều mẫu xe như Carens, Forte… được thay đổi tên để phần nào xóa đi hình ảnh của những mẫu xe trước đó. Đáng chú ý nhất là cuộc “cách mạng” về công nghệ và trang bị. Nếu chỉ nhìn đơn thuần, các mẫu xe Kia hiện có tại Việt Nam đang sở hữu nhiều tính năng và công nghệ hiện đại so với đối thủ trong từng phân khúc.
Mazda, ẩn số lộ diện
Bất ngờ nhất chính là Mazda.
Chỉ mới chính thức trở lại Việt Nam 3 năm trước thông qua hợp đồng hợp tác chiến lược với hãng ôtô trong nước Trường Hải (Thaco), thương hiệu Nhật Bản này đã liên tục đạt tỷ lệ tăng trưởng sốc để đến hết tháng 11/2014 leo lên vị trí thứ 4 về sản lượng bán hàng.
Theo báo cáo của VAMA, trong 11 tháng năm 2014 đã có tổng số 8.234 chiếc Mazda được bán ra thị trường, tăng đến 143% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, cũng trong quãng thời gian ngắn ngủi 3 năm, Mazda đã kịp có nhà máy đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại, Mazda đang tiến hành lắp ráp trong nước 4 mẫu xe gồm Mazda2, Mazda3, Mazda CX-5 và Mazda6. Trong đó, thậm chí mẫu SUV 5 chỗ ngồi CX-5 còn lọt vào nhóm 10 mẫu xe đắt khách nhất thị trường cùng thời kỳ.
Mới đây, trong lễ kỷ niệm 3 năm hợp tác chiến lược Mazda – Thaco, hãng xe này đã đặt mục tiêu đưa nhà máy thứ 2 tại Việt Nam vào sản xuất trong năm 2017 và phấn đấu đến năm 2018 chính thức nâng tỷ lệ nội địa hóa của các dòng xe lên mức 40%.
Chuyện về bộ tứ này cũng có thể được xem như một liều thuốc kích thích cho sự vượt lên của các hãng xe còn lại, để nhanh chóng giành giật thị phần.
Ngoại lệ Toyota
Toyota có lẽ là cái tên không nhất thiết phải nhắc đến nhiều. Bởi lẽ, ngay từ khi bắt đầu có khái niệm “ngành công nghiệp ôtô Việt Nam” cách đây khoảng hai thập niên, thương hiệu Nhật Bản này đã lập tức chiếm vị trí số 1 về sản lượng bán hàng.
Kết thúc 11 tháng năm 2014, Toyota vẫn tiếp tục là thương hiệu ôtô ăn khách nhất tại Việt Nam, thậm chí vẫn đạt mức sản lượng bán hàng cao gấp 3 lần thương hiệu ăn khách thứ 2.
Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe Toyota bán ra trong 11 tháng năm 2014 đạt 36.106 chiếc, chiếm 30,8% thị phần nếu chỉ xét trong khối doanh nghiệp thành viên.
So với cùng kỳ năm ngoái, tổng sản lượng bán hàng năm 2014 của Toyota đạt tỷ lệ tăng trưởng 23%. Con số này không lớn khi so với tốc độ tăng trưởng của nhiều hãng xe khác. Tuy nhiên, đối với một thương hiệu vốn dĩ áp đảo thị phần suốt bấy lâu nay thì chỉ cần một cú nhích nhẹ đã là quá đủ để làm thay đổi diện mạo của cả thị trường.
Lột xác từ One Ford
Trong khi đó, Ford lại là một bất ngờ thú vị. Nửa cuối thập niên 2000, thương hiệu xe Mỹ này phải chịu lép vế so với rất nhiều thương hiệu khác.
Sự bảo thủ về cái gọi là “xe Mỹ” là nguyên nhân căn bản đẩy Ford vào tình thế đáng bị coi là thất bại trong giai đoạn ấy. Thiết kế đơn giản và nhất là vô địch về khoản “uống” xăng thậm chí đã khiến cho một vài mẫu xe trở thành nỗi ám ảnh của người tiêu dùng, chẳng hạn như mẫu sedan Mondeo hay chiếc SUV 5 chỗ Escape phiên bản động cơ 3.0 lít.
Tuy nhiên, sau đợt khủng hoảng toàn cầu, hãng xe Mỹ đã có một cuộc lột xác bằng chiến lược “One Ford”. Nhờ chiến lược này, người tiêu dùng Việt Nam cũng được nhờ lây với những mẫu xe hoàn toàn mới từ thiết kế đến trang bị, tính năng tân tiến. One Ford đem lại những mẫu xe toàn cầu và đã giải quyết được bài toán phân biệt thị trường.
Sau hơn 3 năm kể từ khi Fiesta mở đầu cho cuộc đổ bộ của “anh em One Ford”, thương hiệu ôtô Mỹ đã dần lấy lại được vị thế là một trong những hãng xe lớn tại Việt Nam.
Và đến năm nay, qua 11 tháng, Ford đã bất ngờ chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trong nhóm xe du lịch thuộc VAMA với tổng sản lượng bán hàng 12.338 chiếc, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 10,5% thị phần.
Kia gắng trở lại
Dù vẫn đang chiếm giữ vị trí thứ 3 với tổng sản lượng bán hàng 9.756 chiếc trong 11 tháng song có lẽ, sức cạnh tranh của Kia cũng bắt đầu phát sinh “vấn đề”.
Có thể nói rằng, “trào lưu” xe Hàn Quốc từng giúp Kia và Hyundai làm mưa làm gió trên thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 đã kết thúc. Tuần trăng mật không còn và có vẻ như Kia vẫn đang ngủ quên trong giấc mơ đẹp.
Sự đuối dần của Kia có lẽ cũng một phần đến từ nỗ lực hạ giá thành sản phẩm của các đối thủ. Bởi lẽ, giá bán chính là yếu tố vốn được xem là “đũa thần” của Kia nói riêng và xe Hàn Quốc nói chung. Và khi giá bán không còn là điểm mạnh tuyệt đối, sức cạnh tranh của Kia không còn mạnh như trước cũng là dễ hiểu.
Do vậy, từ đầu năm nay, Kia đã đẩy mạnh cuộc “cải cách” về thiết kế và thậm chí, nhiều mẫu xe như Carens, Forte… được thay đổi tên để phần nào xóa đi hình ảnh của những mẫu xe trước đó. Đáng chú ý nhất là cuộc “cách mạng” về công nghệ và trang bị. Nếu chỉ nhìn đơn thuần, các mẫu xe Kia hiện có tại Việt Nam đang sở hữu nhiều tính năng và công nghệ hiện đại so với đối thủ trong từng phân khúc.
Mazda, ẩn số lộ diện
Bất ngờ nhất chính là Mazda.
Chỉ mới chính thức trở lại Việt Nam 3 năm trước thông qua hợp đồng hợp tác chiến lược với hãng ôtô trong nước Trường Hải (Thaco), thương hiệu Nhật Bản này đã liên tục đạt tỷ lệ tăng trưởng sốc để đến hết tháng 11/2014 leo lên vị trí thứ 4 về sản lượng bán hàng.
Theo báo cáo của VAMA, trong 11 tháng năm 2014 đã có tổng số 8.234 chiếc Mazda được bán ra thị trường, tăng đến 143% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, cũng trong quãng thời gian ngắn ngủi 3 năm, Mazda đã kịp có nhà máy đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại, Mazda đang tiến hành lắp ráp trong nước 4 mẫu xe gồm Mazda2, Mazda3, Mazda CX-5 và Mazda6. Trong đó, thậm chí mẫu SUV 5 chỗ ngồi CX-5 còn lọt vào nhóm 10 mẫu xe đắt khách nhất thị trường cùng thời kỳ.
Mới đây, trong lễ kỷ niệm 3 năm hợp tác chiến lược Mazda – Thaco, hãng xe này đã đặt mục tiêu đưa nhà máy thứ 2 tại Việt Nam vào sản xuất trong năm 2017 và phấn đấu đến năm 2018 chính thức nâng tỷ lệ nội địa hóa của các dòng xe lên mức 40%.