Tỷ giá nhân dân tệ: Từ hỗ trợ đến làm khó doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc

Bình Minh
Chia sẻ

Các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu đang đối mặt một thách thức mới: đồng nội tệ tăng giá...

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.
Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Đầu tuần này, tỷ giá đồng nhân dân tệ Trung Quốc giao dịch tại thị trường Hồng Kông tăng giá mạnh so với đồng USD, lên mức cao nhất kể từ đầu năm là dưới 7,1 nhân dân tệ đổi 1 USD. Sau đó, đồng tiền của Trung Quốc giảm giá về ngưỡng khoảng 7,2 nhân dân tệ đổi 1 USD vào hôm thứ Tư - theo dữ liệu từ Wind Information.

Biến động tỷ giá nhân dân tệ diễn ra trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu bán tháo do nhà đầu tư đánh giá lại về triển vọng kinh tế Mỹ và ồ ạt rút khỏi vị thế carry-trade đồng yên Nhật. Do lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái, thị trường dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải hạ lãi suất nhanh và mạnh hơn so với kỳ vọng ban đầu. Dịch chuyển kỳ vọng lãi suất khiến đồng USD suy yếu và đưa những đồng tiền vốn đã mất giá mạnh so với USD trong năm nay, như nhân dân tệ và yên Nhật, phục hồi mạnh.

Từ đầu năm, xu hướng tăng giá của USD đã đẩy tỷ giá nhân dân tệ xuống thấp, theo đó giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc cạnh tranh tốt hơn ở nước ngoài. Nhưng sau khi liên tục suy yếu trong nửa đầu năm, nhân dân tệ đã tăng giá nhanh trở lại so với USD trong khoảng 1 tháng trở lại đây.

Bà Winnie Wang - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử xuyên biên giới Thẩm Quyến - cho biết nhiều công ty thương mại, đặc biệt là những công ty nhỏ, “hiện đang áp dụng chiến lược ‘thà không nhận đơn hàng còn hơn là nhận đơn hàng mà thua lỗ’”.

Bà Wang đề cập đến trường hợp một công ty cụ thể như vậy. Doanh nghiệp này đã đạt doanh thu 20 triệu nhân dân tệ (2,8 triệu USD) khi đồng nhân dân tệ suy yếu trong nửa đầu năm, và nhờ đó tăng lương cho nhân viên. Tuy nhiên, công ty này đã không có được đơn hàng nào trong tháng 7 vì đồng nhân dân tệ mạnh hơn buộc họ phải liên tục tăng giá bán sản phẩm.

Ông Ryan Zhao, Giám đốc của một công ty xuất khẩu có tên Jiangsu Green Willow Textile, cho biết những biến động gần đây về tỷ giá hối đoái sẽ làm giảm khoảng 2% lợi nhuận trên các khoản phải thu của công ty trong tháng này.

“Chúng tôi lo ngại rằng việc đồng nhân dân tệ tăng giá kéo dài sẽ dẫn đến việc các nhà cung cấp Trung Quốc tăng giá, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu”, ông nói, và cho biết cách giải quyết biến động tỷ giá hối đoái của công ty là đàm phán một tỷ giá trung bình với khách hàng.

Ngày 7/8, Trung Quốc báo cáo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tháng 7 yếu hơn dự báo, trong khi nhập khẩu tăng mạnh hơn so với dự báo. Xuất khẩu là một điểm sáng của kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm tốc. Khi tiêu dùng trong nước ảm đạm và các nhà máy dư thừa công suất, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đẩy nhanh kế hoạch mở rộng ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu và hoạt động ở nước ngoài cũng có nghĩa là các công ty Trung Quốc hiện nay phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro về tỷ giá. Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc trong 2 năm qua đã đưa ra một số văn bản hướng dẫn doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro như vậy.

Ông Chris Pereira, chủ tịch kiêm CEO của công ty tư vấn iMpact, phát biểu: “Ngoài lý do địa chính trị, các công ty Trung Quốc ngày càng chú trọng phòng ngừa rủi ro tiền tệ vì họ đang nội địa hóa hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Hướng đi này này khiến hoạt động của họ trở nên phức tạp hơn trước”.

“Ngoài phòng ngừa rủi ro biến động của cặp tỷ giá USD/nhân dân tệ truyền thống, các công ty thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đang ngày càng chú ý hơn đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá các đồng euro, bảng Anh và yên Nhật”. Thương mại điện tử xuyên biên giới là hoạt động của các nền tảng mua sắm trực tuyến bán sản phẩm đến các quốc gia khác nhau.

Ông Pereira cho biết nhiều khách hàng của ông làm việc với các công ty công nghệ tài chính (fintech) như Airwallex và LianLian Pay. “Các công ty thương mại điện tử xuyên biên giới lớn của Trung Quốc thường làm việc với các ngân hàng để đảm bảo các hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn, cho phép họ khóa tỷ giá hối đoái cho các giao dịch trong tương lai”, ông nói.

Rủi ro tiền tệ là một vấn đề nổi cộm đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn cầu trong những ngày gần đây, khi đồng yên Nhật tăng giá mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm 31/7 tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2008.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng giữ vai trò hấp dẫn trong carry-trade tương tự như yên Nhật do lãi suất thấp ở Trung Quốc. Nhưng một số nhà phân tích dự đoán điều đó có thể thay đổi, nghĩa là nhân dân tệ có thể tăng giá mạnh trong thời gian tới.

“Một lượng lớn ngoại tệ đang chờ thanh toán” để chuyển đổi thành đồng nhân dân tệ - nhà phân tích ngoại hối vĩ mô Chu Ji tại công ty Nanhua Futures, cho biết.

Theo ông Chu, các doanh nghiệp không muốn thực hiện việc thanh toán này sớm hơn vì họ kỳ vọng rằng đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu so với đồng đô la Mỹ. Kỳ vọng này được thúc đẩy một phần bởi đợt cắt giảm lãi suất gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC).

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con