Vào thị trường Nga bằng cách nào?
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong 5 năm qua có mức tăng trưởng nhưng chưa ổn định
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong 5 năm qua có mức tăng trưởng nhưng chưa ổn định.
Đánh giá về tầm quan trọng của thị trường Nga đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, ông Lã Văn Châu, Vụ Châu Âu (Bộ Công Thương) nói:
- Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược và là thị trường truyền thống của Việt Nam. Những mặt hàng mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam đều là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sản xuất của Việt Nam như sản phẩm dầu mỏ, sắt thép, phân bón, giấy... Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là sản phẩm nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh và Nga không có.
Chính vì vậy, trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Nga và Việt Nam không chứa đựng nội hàm cạnh tranh mà còn bổ sung cho nhau.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn nhận một cách thực tế vì hơn 10 năm trước đây, một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia biết rất ít về thị trường Nga thì hiện nay, các nước này không những đã bằng mà còn vượt xa Việt Nam về mức độ chiếm lĩnh thị phần tại Liên bang Nga.
Minh chứng là năm 2008, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 1,641 tỷ USD (đây đã là con số kỷ lục từ trước đến nay), trong khi đó, kim ngạch trao đổi hàng hóa của Thái Lan với Nga tăng chóng mặt và đạt 2,719 tỷ USD, của Malaysia với Liên bang Nga đạt 2,441 tỷ USD, của Singapore với Liên bang Nga đạt 1,645 tỷ USD, và của Indonesia với Liên bang Nga cũng đã đạt tới 1,406 tỷ USD.
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng mạnh kim ngạch trao đổi hàng hóa là do các nước này đã làm rất tốt, rất tích cực và bài bản công tác xúc tiến thương mại tại thị trường Nga và trên thực tế, danh mục hàng hóa của họ xuất sang Nga cũng na ná giống của Việt Nam.
Có thể khẳng định, Liên bang Nga là thị trường mở và rất tiềm năng không chỉ đối với ta, nhưng để duy trì và phát triển thị phần thì phải đương đầu với cạnh tranh, đôi khi rất khốc liệt.
Đây là điều mà các cơ quan chức năng và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ và tìm cho mình cách ứng xử khôn khéo nhất.
Theo ông, những ngành hàng, những lĩnh vực nào đang cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga trong thời gian tới?
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong 5 năm qua có mức tăng trưởng nhưng chưa ổn định và chưa phản ánh đúng tiềm năng.
Phải khẳng định rằng vài năm gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại thị trường Nga đã được quan tâm và tổ chức tốt hơn, nhưng vẫn chưa bài bản, còn rời rạc, manh mún và cục bộ.
Chương trình xúc tiến thương mại do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai liên tục trong 5 năm qua đã phát huy hiệu quả rõ nét.
Nếu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này mới chỉ đạt khoảng 30 triệu USD, thì đến năm 2008, con số này đã tăng vọt lên tới trên 200 triệu USD và nếu không vấp phải rào cản thương mại do Nga áp dụng thì chắc chắn còn nhiều hơn.
Bên cạnh các chương trình xúc tiến thương mại của VASEP thì các hiệp hội và Tổng công ty Chè (Vinatea), Tập đoàn Cao su (Geruco) cũng là những “Mạnh Thường Quân” luôn khuấy đảo thị trường này và nhờ đó mà sản phẩm của họ đã có vị trí khá chắc chân không chỉ trên thị trường Nga mà còn phát triển sang các nước SNG khác.
Thị trường Nga đang rất cần những mặt hàng như cao su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, thủy hải sản, rau quả tươi và chế biến, hàng may mặc, giày dép, hàng công nghệ phẩm, thiết bị điện gia dụng.
Hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung và hướng vào những loại hàng hóa này với qui mô và mức độ khác nhau. Ngoài ra, ta cũng có nhiều cơ hội để đưa vào thị trường này mặt hàng đồ gốm, thiết bị vệ sinh, đồ nhựa gia dụng, thuốc đông nam dược... mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao.
Được biết, sắp tới Việt Nam sẽ tổ chức một chương trình triển lãm lớn nhằm xúc tiến thương mại cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nga. Xin ông cho biết đặc điểm và quy mô của hội chợ này?
Tại cuộc gặp cấp cao tại Moskva tháng 10 năm 2008, nguyên thủ quốc gia hai nước đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước lên 3 tỷ USD vào năm 2010 và 10 tỷ USD vào năm 2020.
“Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Moskva 2009” là một trong các chương trình xúc tiến thương mại phục vụ cho mục tiêu trên. Triển lãm sẽ được tổ chức tại trung tâm triển lãm Expo Centre, Moskva từ ngày 15 - 18/9/2009.
Chúng tôi đang triển khai vận động khách hàng tham gia và cố gắng dừng ở con số 50 doanh nghiệp đại diện cho khoảng 10 ngành hàng như nông sản (chè, cà phê, cao su, tiêu, điều, gạo), thủy sản, may mặc, giày dép, rau quả chế biến, gốm sứ, đồ nhựa...
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tiến hành nhiều cuộc họp để quán triệt vai trò quan trọng của cuộc triển lãm này đến từng cơ quan chức năng của Bộ, một số tập đoàn, hiệp hội ngành hàng và tới đây là tới từng doanh nghiệp.
Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cũng đã triển khai công tác tổ chức, tiếp cận ngay với các đối tác của Nga như Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Moskva, Bộ Công nghiệp và Thương mại, Bộ Phát triển kinh tế, Bộ Nông nghiệp, Hải quan Liên bang Nga, Chính phủ Nga... đề nghị hỗ trợ và tạo điều kiện triển khai công việc trước, trong và sau hội chợ.
Chúng tôi hy vọng người tiêu dùng Nga sẽ có cái nhìn mới, nhận định mới về sản phẩm “made in Vietnam” đúng với giá trị đích thực và các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có dịp hiểu và đánh giá về thị trường rất không dễ tính như đã từng ngộ nhận trước đó.
Đánh giá về tầm quan trọng của thị trường Nga đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, ông Lã Văn Châu, Vụ Châu Âu (Bộ Công Thương) nói:
- Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược và là thị trường truyền thống của Việt Nam. Những mặt hàng mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam đều là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sản xuất của Việt Nam như sản phẩm dầu mỏ, sắt thép, phân bón, giấy... Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là sản phẩm nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh và Nga không có.
Chính vì vậy, trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Nga và Việt Nam không chứa đựng nội hàm cạnh tranh mà còn bổ sung cho nhau.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn nhận một cách thực tế vì hơn 10 năm trước đây, một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia biết rất ít về thị trường Nga thì hiện nay, các nước này không những đã bằng mà còn vượt xa Việt Nam về mức độ chiếm lĩnh thị phần tại Liên bang Nga.
Minh chứng là năm 2008, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 1,641 tỷ USD (đây đã là con số kỷ lục từ trước đến nay), trong khi đó, kim ngạch trao đổi hàng hóa của Thái Lan với Nga tăng chóng mặt và đạt 2,719 tỷ USD, của Malaysia với Liên bang Nga đạt 2,441 tỷ USD, của Singapore với Liên bang Nga đạt 1,645 tỷ USD, và của Indonesia với Liên bang Nga cũng đã đạt tới 1,406 tỷ USD.
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng mạnh kim ngạch trao đổi hàng hóa là do các nước này đã làm rất tốt, rất tích cực và bài bản công tác xúc tiến thương mại tại thị trường Nga và trên thực tế, danh mục hàng hóa của họ xuất sang Nga cũng na ná giống của Việt Nam.
Có thể khẳng định, Liên bang Nga là thị trường mở và rất tiềm năng không chỉ đối với ta, nhưng để duy trì và phát triển thị phần thì phải đương đầu với cạnh tranh, đôi khi rất khốc liệt.
Đây là điều mà các cơ quan chức năng và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ và tìm cho mình cách ứng xử khôn khéo nhất.
Theo ông, những ngành hàng, những lĩnh vực nào đang cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga trong thời gian tới?
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong 5 năm qua có mức tăng trưởng nhưng chưa ổn định và chưa phản ánh đúng tiềm năng.
Phải khẳng định rằng vài năm gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại thị trường Nga đã được quan tâm và tổ chức tốt hơn, nhưng vẫn chưa bài bản, còn rời rạc, manh mún và cục bộ.
Chương trình xúc tiến thương mại do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai liên tục trong 5 năm qua đã phát huy hiệu quả rõ nét.
Nếu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này mới chỉ đạt khoảng 30 triệu USD, thì đến năm 2008, con số này đã tăng vọt lên tới trên 200 triệu USD và nếu không vấp phải rào cản thương mại do Nga áp dụng thì chắc chắn còn nhiều hơn.
Bên cạnh các chương trình xúc tiến thương mại của VASEP thì các hiệp hội và Tổng công ty Chè (Vinatea), Tập đoàn Cao su (Geruco) cũng là những “Mạnh Thường Quân” luôn khuấy đảo thị trường này và nhờ đó mà sản phẩm của họ đã có vị trí khá chắc chân không chỉ trên thị trường Nga mà còn phát triển sang các nước SNG khác.
Thị trường Nga đang rất cần những mặt hàng như cao su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, thủy hải sản, rau quả tươi và chế biến, hàng may mặc, giày dép, hàng công nghệ phẩm, thiết bị điện gia dụng.
Hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung và hướng vào những loại hàng hóa này với qui mô và mức độ khác nhau. Ngoài ra, ta cũng có nhiều cơ hội để đưa vào thị trường này mặt hàng đồ gốm, thiết bị vệ sinh, đồ nhựa gia dụng, thuốc đông nam dược... mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao.
Được biết, sắp tới Việt Nam sẽ tổ chức một chương trình triển lãm lớn nhằm xúc tiến thương mại cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nga. Xin ông cho biết đặc điểm và quy mô của hội chợ này?
Tại cuộc gặp cấp cao tại Moskva tháng 10 năm 2008, nguyên thủ quốc gia hai nước đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước lên 3 tỷ USD vào năm 2010 và 10 tỷ USD vào năm 2020.
“Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Moskva 2009” là một trong các chương trình xúc tiến thương mại phục vụ cho mục tiêu trên. Triển lãm sẽ được tổ chức tại trung tâm triển lãm Expo Centre, Moskva từ ngày 15 - 18/9/2009.
Chúng tôi đang triển khai vận động khách hàng tham gia và cố gắng dừng ở con số 50 doanh nghiệp đại diện cho khoảng 10 ngành hàng như nông sản (chè, cà phê, cao su, tiêu, điều, gạo), thủy sản, may mặc, giày dép, rau quả chế biến, gốm sứ, đồ nhựa...
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tiến hành nhiều cuộc họp để quán triệt vai trò quan trọng của cuộc triển lãm này đến từng cơ quan chức năng của Bộ, một số tập đoàn, hiệp hội ngành hàng và tới đây là tới từng doanh nghiệp.
Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cũng đã triển khai công tác tổ chức, tiếp cận ngay với các đối tác của Nga như Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Moskva, Bộ Công nghiệp và Thương mại, Bộ Phát triển kinh tế, Bộ Nông nghiệp, Hải quan Liên bang Nga, Chính phủ Nga... đề nghị hỗ trợ và tạo điều kiện triển khai công việc trước, trong và sau hội chợ.
Chúng tôi hy vọng người tiêu dùng Nga sẽ có cái nhìn mới, nhận định mới về sản phẩm “made in Vietnam” đúng với giá trị đích thực và các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có dịp hiểu và đánh giá về thị trường rất không dễ tính như đã từng ngộ nhận trước đó.