Vào TPP, tuyển dụng và chuyện... phân biệt giới tính
Trên 4 cổng thông tin việc làm lớn nhất Việt Nam, 1/5 các quảng cáo đều yêu cầu ứng viên đưa ra giới tính
Tình trạng phân biệt đối xử nói chung vẫn tồn tại ở Việt Nam, nhất là kiểu phân biệt giới tính trong tuyển dụng.
Tuy vậy, trong thực tế, tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc cũng như trong tuyển dụng vẫn tồn tại một cách phổ biến.
Trên 4 cổng thông tin việc làm lớn nhất Việt Nam, 1/5 các quảng cáo đều yêu cầu ứng viên đưa ra giới tính. Nam giới được nhắm tới các công việc mang tính chất chuyên sâu, đòi hỏi kỹ năng cao, như kiến trúc sư, lái xe, kỹ sư, công nghệ thông tin.
Nữ giới được yêu cầu cho các công việc mang tính chất hỗ trợ, văn phòng như lễ tân, thư ký, kế toán, nhân sự, hành chính... Khi yêu cầu tuyển, dụng hầu hết các doanh nghiệp đều công bố tuyển khoảng 70% nam giới, khoảng 30% nữ giới. 43% chủ lao động muốn tìm hiểu về tình trạng hôn nhân của người xin việc và 30% hỏi thông tin về kế hoạch sinh con.
Nữ giới được yêu cầu cho các công việc mang tính chất hỗ trợ, văn phòng như lễ tân, thư ký, kế toán, nhân sự, hành chính... Khi yêu cầu tuyển, dụng hầu hết các doanh nghiệp đều công bố tuyển khoảng 70% nam giới, khoảng 30% nữ giới. 43% chủ lao động muốn tìm hiểu về tình trạng hôn nhân của người xin việc và 30% hỏi thông tin về kế hoạch sinh con.
Trong cùng một nghề nhất định, nam giới bao giờ cũng có cơ hội thăng tiến nhiều hơn phụ nữ.
Khi ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, sự phân biệt nói trên sẽ có những tác động xấu tới sự phát triển của các doanh nghiệp. Thậm chí, làm khó cho Việt Nam khi thực hiện Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khi ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, sự phân biệt nói trên sẽ có những tác động xấu tới sự phát triển của các doanh nghiệp. Thậm chí, làm khó cho Việt Nam khi thực hiện Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việt Nam phải đồng ý thông qua và duy trì tất cả quyền cơ bản của người lao động như Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp như các nước thành viên TPP. Do vậy, người sử dụng lao động cần phải biết về bình đẳng và điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tuân thủ tốt luật pháp trong nước và quốc tế.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với vai trò là tổ chức đại diện cấp quốc gia của giới sử dụng lao động, được sự hỗ trợ của ILO mới đây, đã xây dựng bộ tài liệu tài liệu hướng dẫn thực hành cho người sử dụng lao động về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Bộ tài liệu tập trung vào những vấn đề mà các tổng giám đốc, giám đốc nhân sự, cán bộ quản lý các cấp, đại diện của người lao động và mọi người lao động có thể áp dụng vào công việc hàng ngày của họ. Ví dụ như các quyết định liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đề bạt, cắt giảm nhân sự và những hoạt động kinh doanh như khai thác nguồn cung ứng và tiếp thị… tất cả cũng nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp theo luật pháp.
Ông Phùng Quang Huy, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động (VCCI) cho biết, đây là những hướng dẫn pháp lý và những kinh nghiệm tốt nhất đã đức kết từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thời hội nhập.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với vai trò là tổ chức đại diện cấp quốc gia của giới sử dụng lao động, được sự hỗ trợ của ILO mới đây, đã xây dựng bộ tài liệu tài liệu hướng dẫn thực hành cho người sử dụng lao động về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Bộ tài liệu tập trung vào những vấn đề mà các tổng giám đốc, giám đốc nhân sự, cán bộ quản lý các cấp, đại diện của người lao động và mọi người lao động có thể áp dụng vào công việc hàng ngày của họ. Ví dụ như các quyết định liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đề bạt, cắt giảm nhân sự và những hoạt động kinh doanh như khai thác nguồn cung ứng và tiếp thị… tất cả cũng nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp theo luật pháp.
Ông Phùng Quang Huy, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động (VCCI) cho biết, đây là những hướng dẫn pháp lý và những kinh nghiệm tốt nhất đã đức kết từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thời hội nhập.