Vì sao Đông Nam Bộ được xếp vào vùng có tỷ lệ “dân số vàng”?
Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao và được xếp vào tỷ lệ “dân số vàng” với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng nhanh...
Ngày 18/4 tới đây, Bộ giáo dục vào Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
TỶ LỆ SINH VIÊN CÓ VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG ĐẠT 86,6%
Vùng Đông Nam Bộ có một thành phố trực thuộc trung ương là TP.HCM và 5 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.
Theo Nghị quyết số 24/2022 của Bộ Chính trị, “đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng kih tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực…”.
Theo Báo cáo, quy mô đại học và sau đại học tại địa phương ổn định và tăng dần qua các năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp là điều rất cần thiết.
Hiện, toàn vùng có 57 trường đại học (tăng 10 cơ sở giáo dục đại học so với năm học 2010 – 2011), với 38 trường được công nhận đạt chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chuẩn kiểm định quốc tế, 173 chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế, 188 chương trình liên kết với nhiều quốc gia hàng đầu , 84 ngành đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế, 22 ngành được công nhận theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hơn 500.000 sinh viên Việt Nam và hơn 2.000 sinh viên quốc tế theo học các chương trình quốc tế 103; hơn 1.500 lượt giảng viên quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu, giao lưu và học tập. Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục đại học trong vùng đã thực hiện hơn 900 hoạt động ký kết hợp tác với các tổ chức quốc tế.
Bình quân hằng năm, có khoảng hơn 70.000 sinh viên và 6.000 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng.
Đặc biệt, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 86,6% (cao hơn bình quân chung của cả nước). Trong đó, khoảng 12,92% người học sau tốt nghiệp làm việc ở 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, khoảng 83,04% người học sau tốt nghiệp làm việc ở 09 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu và có khoảng 4,04% người học sau tốt nghiệp làm việc ở 08 ngành tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN.
Đây cũng là vùng có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao và được xếp vào tỷ lệ “dân số vàng”. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Vùng tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân là 2,7%/năm, cao nhất cả nước (cao hơn tốc độ tăng của cả nước là 1,8%)105.
Theo đó, Đông Nam Bộ tăng 2,7%/năm; Tây Nguyên tăng 2,1%/năm; Trung do miền núi Bắc Bộ tăng 1,2%/năm; Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tăng 1,1%/năm; Đồng bằng sông Hồng tăng 0,8%/năm; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 0,1%/năm. 106 Tại các k
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng là 29,5% (đứng thứ hai trong sáu vùng kinh tế - xã hội, chỉ sau vùng đồng bằng sông Hồng (32,6%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên của cả vùng khoảng 6,6%.
Tuy có tiềm năng về nguồn lao động dồi dào nhưng lực lượng lao động trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại địa phương, nhất là ở tứ giác công nghiệp TP.HCM - Đồng Nai- Bà Rịa Vũng Tàu- Bình Dương, nên đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh thành khác đến làm việc, tập trung nhiềutại các khu công nghiệp.
Tại các khu công nghiệp Bình Dương lao động ngoại tỉnh chiếm đến 90% lực lượng lao động, trong đó lao có chứng chỉ nghề chỉ khoảng 56%.
DÀNH 60-70% CHO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết.
Các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hàng năm, các địa phương trong vùng đều dành 60 -70% kinh phí sự nghiệp khoa học cho công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, ....
Báo cáo cũng cho thấy, tổng số vốn đầu tư công được phân bổ cho phát triển giáo dục trong vùng Đông Nam Bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo trong giai đoạn 2010 - 2020 là 4.512,803 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước 1.264,206 tỷ đồng, vốn nước ngoài 3.248,597 tỷ đồng) tương đương 29% so với tổng vốn phân bổ.
Đến nay, các công trình, hạng mục công trình đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng đều có chất lượng tốt, đáp ứng được mục tiêu, quy mô, nội dung đầu tư, yêu cầu sử dụng của các đơn vị.
Ngoài ra, giai đoạn 2009 – 2015 trên địa bàn vùng đã xây dựng được 5 dự án nhà ở sinh viên với khoảng 325.000m2 sàn để bố trí cho 40.778 chỗ ở cho sinh viên. Đến nay, đã bố trí được 37.000 chỗ ở cho sinh viên, đạt tỷ lệ 91% so với kế hoạch đề ra.
Nhiều địa phương đã ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề như quy định ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục ngoài công lập….