Vì sao dự án cầu nối Trung - Triều rơi vào ngõ cụt?
Một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang quan ngại về ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh
Theo hãng tin AP, Trung Quốc đã chi 350 triệu USD để xây dựng một cây cầu qua sông Yalu, nối giữa nước này với Triều Tiên nhằm tạo ra một tuyến thương mại và du lịch quan trọng. Tuy nhiên, sau khi cây cầu này hoàn thành, phía Triều Tiên lại “chẳng buồn” sử dụng.
Khi tới khu vực cây cầu nói trên cách đây ít lâu, phóng viên AP nhìn thấy không có gì ngoài một đoạn đường đất bụi bặm ở đầu cầu bên phía Triều Tiên, bao quanh là ruộng lúa. Chưa hề có khu nhà hải quan hay nhập cảnh nào được xây dựng lên ở đây. Những con đường dẫn tới cây cầu cũng chưa được hoàn thành.
Ban đầu, Trung Quốc dự kiến cây cầu qua sông Yalu sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 30/10, nhưng thời hạn này đã trôi qua mà chưa có dấu hiệu nào cho thấy cây cầu sẽ sớm được sử dụng.
Tình trạng này khiến tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây đăng một bài viết gay gắt “bất thường”, dẫn lời cư dân ở thành phố Dandong của nước này bày tỏ sự bực tức trước việc cây cầu mãi chưa được dùng. Trước đó, người dân Dandong hy vọng cây cầu sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế bùng nổ cho thành phố vùng biên của họ.
Theo bài báo trên, việc khai trương cây cầu dài 3 km đã bị hoãn “vô thời hạn”. Hiện Bắc Kinh và Bình Nhưỡng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Theo các chuyên gia quốc tế, việc dự án cầu nối giữa Trung Quốc và Triều Tiên bị trì trệ có thể là một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang quan ngại về ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh. Trong mấy năm gần đây, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Triều Tiên ngày càng lớn.
Hiếm khi nói về hoạt động làm ăn với Trung Quốc, truyền thông nhà nước Triều Tiên gần đây đã nói về tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại và chính trị được tăng cường với Nga.
Đầu tuần này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cử một đặc phái viên tới Nga nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Bình Nhưỡng-Moscow. Quan hệ tốt hơn với Nga có thể sẽ giúp Triều Tiên giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng đang đẩy nhanh một số dự án xây dựng lớn của riêng mình, bao gồm một sân bay quốc tế mới ở Bình Nhưỡng và các dự án nhà ở quy mô lớn.
Ngay từ khi mới được khởi công, cây cầu bắc qua sông Yalu đã cho thấy ý nghĩa lớn hơn đối với Trung Quốc so với Triều Tiên. Câu cầu này nhằm mục đích tạo sự kết nối mới giữa thành phố Dandong của Trung Quốc với đặc khu phát triển kinh tế Sinuiju của Triều Tiên. Triều Tiên đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Sinuiju có diện tích 40 km. Tuy vậy, khu này đến nay vẫn chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp.
Trung Quốc muốn phát triển các tuyến giao thông với Triều Tiên nhằm cho phép các tỉnh nằm sâu trong nội địa ở phía Đông Bắc của mình tiếp cận được với các cảng biển của Triều Tiên để từ đó vận chuyển hàng hóa xuống các cảng dọc bờ biển của Trung Quốc với chi phí rẻ hơn.
Ông Hajime Izume, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Shizuoka của Nhật Bản, nói rằng, việc cây cầu trên sông Yalu bị hoãn đưa vào sử dụng diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đang đánh giá lại mối quan hệ song phương. Trước kia, mối quan hệ này tập trung vào vấn đề liên minh và hữu nghị, nhưng giờ đây, mối quan hệ đang chuyển sang thực tế hơn dựa trên lợi ích chung - ông Izume nhận xét
Tuy nhiên, ông Izume cũng nói thêm, lý do của sự trì hoãn có thể đơn giản chỉ là Triều Tiên đang chờ Trung Quốc chi thêm tiền.
Khi tới khu vực cây cầu nói trên cách đây ít lâu, phóng viên AP nhìn thấy không có gì ngoài một đoạn đường đất bụi bặm ở đầu cầu bên phía Triều Tiên, bao quanh là ruộng lúa. Chưa hề có khu nhà hải quan hay nhập cảnh nào được xây dựng lên ở đây. Những con đường dẫn tới cây cầu cũng chưa được hoàn thành.
Ban đầu, Trung Quốc dự kiến cây cầu qua sông Yalu sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 30/10, nhưng thời hạn này đã trôi qua mà chưa có dấu hiệu nào cho thấy cây cầu sẽ sớm được sử dụng.
Tình trạng này khiến tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây đăng một bài viết gay gắt “bất thường”, dẫn lời cư dân ở thành phố Dandong của nước này bày tỏ sự bực tức trước việc cây cầu mãi chưa được dùng. Trước đó, người dân Dandong hy vọng cây cầu sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế bùng nổ cho thành phố vùng biên của họ.
Theo bài báo trên, việc khai trương cây cầu dài 3 km đã bị hoãn “vô thời hạn”. Hiện Bắc Kinh và Bình Nhưỡng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Theo các chuyên gia quốc tế, việc dự án cầu nối giữa Trung Quốc và Triều Tiên bị trì trệ có thể là một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang quan ngại về ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh. Trong mấy năm gần đây, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Triều Tiên ngày càng lớn.
Hiếm khi nói về hoạt động làm ăn với Trung Quốc, truyền thông nhà nước Triều Tiên gần đây đã nói về tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại và chính trị được tăng cường với Nga.
Đầu tuần này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cử một đặc phái viên tới Nga nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Bình Nhưỡng-Moscow. Quan hệ tốt hơn với Nga có thể sẽ giúp Triều Tiên giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng đang đẩy nhanh một số dự án xây dựng lớn của riêng mình, bao gồm một sân bay quốc tế mới ở Bình Nhưỡng và các dự án nhà ở quy mô lớn.
Ngay từ khi mới được khởi công, cây cầu bắc qua sông Yalu đã cho thấy ý nghĩa lớn hơn đối với Trung Quốc so với Triều Tiên. Câu cầu này nhằm mục đích tạo sự kết nối mới giữa thành phố Dandong của Trung Quốc với đặc khu phát triển kinh tế Sinuiju của Triều Tiên. Triều Tiên đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Sinuiju có diện tích 40 km. Tuy vậy, khu này đến nay vẫn chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp.
Trung Quốc muốn phát triển các tuyến giao thông với Triều Tiên nhằm cho phép các tỉnh nằm sâu trong nội địa ở phía Đông Bắc của mình tiếp cận được với các cảng biển của Triều Tiên để từ đó vận chuyển hàng hóa xuống các cảng dọc bờ biển của Trung Quốc với chi phí rẻ hơn.
Ông Hajime Izume, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Shizuoka của Nhật Bản, nói rằng, việc cây cầu trên sông Yalu bị hoãn đưa vào sử dụng diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đang đánh giá lại mối quan hệ song phương. Trước kia, mối quan hệ này tập trung vào vấn đề liên minh và hữu nghị, nhưng giờ đây, mối quan hệ đang chuyển sang thực tế hơn dựa trên lợi ích chung - ông Izume nhận xét
Tuy nhiên, ông Izume cũng nói thêm, lý do của sự trì hoãn có thể đơn giản chỉ là Triều Tiên đang chờ Trung Quốc chi thêm tiền.