Vì sao giá thép ở Nhật rẻ hơn giá nước đóng chai?

Đức Anh
Chia sẻ

Tại Nhật Bản, giá thép đang giảm mạnh do cạnh tranh gay gắt giữa các nhà phân phối. Giá các sản phẩm thép thậm chí rẻ hơn so với nước đóng chai nếu tính theo trọng lượng...

Ảnh minh họa: Nikkei Asia
Ảnh minh họa: Nikkei Asia

Theo dữ liệu từ Nikkei POS - nền tảng thu thập dữ liệu bán hàng từ các siêu thị và cửa hàng tại Nhật, trong tháng 3, giá bình quân một chai nước khoáng 1 lít của công ty Suntory Beverage & Food tại Nhật có giá 156 yên, tương đương 1,09 USD.

Trong khi đó, ở khu vực Tokyo, giá phân phối thép cuộn cán lạnh 1,6mm - loại dùng phổ biến trong sản xuất và các ngành công nghiệp khác - là khoảng 141.500 yên/tấn. Theo đó, giá trên mỗi kg thép - trọng lượng đương đương 1 lít nước lọc - là khoảng 141,5 yên, rẻ hơn gần 15 yên so với nước đóng chai.

Tương tự, tấm thép cuộn nóng 1,6mm có giá khoảng 117,5 yên/kg. Giá của cả hai loại tấm thép này hiện đều thấp hơn4-6% so với cùng thời điểm năm trước.

Theo tờ báo Nikkei Asia, "thép rẻ hơn nước" là cụm từ được nhắc nhiều trong ngành công nghiệp thép Nhật Bản. Các nhà sản xuất đang cạnh tranh khốc liệt với nhau.

Năm 2020 là năm bước ngoặt khi các nhà sản xuất thép lớn của Nhật bắt đầu triển khai tái cơ cấu. Nippon Steel đã tạm dừng hoặc đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất thép tại nhiều nơi trên khắp nước Nhật, đưa tổng số từ 15 xuống còn 10 vào tháng trước. Trong khi đó, JFE Steel đã đóng cửa một cơ sở sản xuất lớn vào năm 2023.

Theo báo cáo từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, năm 2024, tổng công suất thép thô của Nhật đạt 110 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2019. Việc các công ty lớn đóng cửa bớt cơ sở sản xuất giúp giảm bớt tình trạng dư thừa sản xuất và hạ nhiệt cuộc chiến giá. Năm 2021, giá thép vẫn cao hơn so với giá nước đóng chai.

Tuy nhiên, hiệu ứng từ các cuộc tái cơ cấu như vậy đã hạ nhiệt và giá thép tại Nhật đã giảm trở lại Một nguyên nhân của tình trạng này là cuộc chiến giá giữa các nhà phân phối.

“Vì có quá ít đơn hàng, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giảm giá bán”, giám đốc một đơn vị bán buôn thép ở thành phố Urayasu thuộc tỉnh Chiba, gần thủ đô Tokyo, cho biết.

Trong ngành xây dựng - thị trường tiêu thụ thép lớn nhất, hoạt động đang chững lại do tình trạng thiếu lao động. Nhu cầu của các ngành như ô tô và sản xuất khác cũng giảm sút.

“Số lượng đơn hàng quá ít ỏi trong khi có quá nhiều nhà phân phối”, vị giám đốc trên chia sẻ với Nikkei Asia. "Họ nghi ngờ lẫn nhau và muốn được hàng trước khi các công ty khác giảm giá thấp hơn và thị trường sụp đổ”.

Nhân viên bán hàng của một nhà sản xuất thép cho biết một số nhà phân phối chào thầu với mức giá thậm chí thấp hơn giá bán của nhà sản xuất, và sau đó yêu cầu nhà sản xuất giảm giá.

Theo dữ liệu từ công ty Recof Data, trong năm ngoái, chỉ có khoảng 24 thương vụ mua bán và sáp nhập giữa các công ty trong ngành  thép và kim loại màu ở Nhật. Con số này gần như không đổi trong suốt 20 năm qua, so với mức tăng chung khoảng 20% mỗi năm của các ngành khác.

"Nhiều công ty bán buôn thép sở hữu đất ở trung tâm thành phố. Vì có có thu nhập từ bất động sản nên họ có thể không cảm thấy buộc phải tái cấu trúc hoặc thanh lý tài sản dù hoạt động kinh doanh chính mang lại lợi nhuận thấp”, một nhà nghiên cứu tại một ngân hàng lớn ở Nhật cho biết.

Bên cạnh các vấn đề nội tại, ngành thép Nhật cũng đối mặt với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài, bao gồm việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan 25% với nhôm và thép cũng như ô tô nhập khẩu. Ngành này đang chịu tác động từ cả thuế quan với thép và cả thuế quan với ô tô.

Ông Atsushi Yamaguchi, nhà phân tích cấp cao tại SMBC Nikko Securities, ước tính trong số sản lượng thép thô hàng năm khoảng 83 triệu tấn của Nhật, khoảng 34,4 triệu tấn được xuất khẩu trực tiếp và khoảng 20 triệu tấn dùng trong xuất khẩu gián tiếp.

“Nếu thuế quan của ông Trump và chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu tiếp diễn, trong kịch bản xấu nhất, nhu cầu thép Nhật có thể giảm 4 triệu tấn mỗi năm, bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp”, ông Yamaguchi nhận định. “Con số này tương đương với công suất của một cơ sở sản xuất thép lớn”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con