Vì sao GP Bank liên kết với Petro Vietnam?
Nội dung cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Toàn cầu (GP Bank)
Mặc dù mới chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng cổ phần nông thôn sang ngân hàng cổ phần đô thị, nhưng Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) đã nhanh chóng có được một cổ đông chiến lược rất lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi chúng tôi mới thực hiện với Tiến sỹ Tạ Bá Long - Chủ tịch Hội đồng Quản trị GP Bank.
Thưa ông, GP Bank được lợi gì khi chọn Petro Vietnam làm cổ đông chiến lược?
Chúng tôi xác định, sự liên kết này mang lại lợi thế cho cả GP Bank và Petro Vietnam. GP Bank muốn đồng hành cùng một tập đoàn hùng mạnh để có cơ hội cọ xát và trưởng thành nhanh chóng hơn.
Từ sự liên kết này, các hoạt động tài chính, dịch vụ ngân hàng của Petro Vietnam tại ngân hàng sẽ được ưu tiên số một. Các dòng tiền của Petro Vietnam đầu tư/luân chuyển qua GP Bank sẽ tăng cường khả năng sinh lời.
Mặt khác, GP Bank đã thu xếp vốn để Petro Vietnam thực hiện các dự án lớn như: xây dựng các dàn khoan trên biển, mua/đóng mới các tàu chở dầu cỡ lớn, đường ống dẫn khí...
Trong thời gian tới, GP Bank sẽ ký kết hợp tác toàn diện với Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và nhiều đơn vị thành viên khác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia để trở thành nhà cung cấp trọn gói sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng cho các đơn vị này.
Tại sao GP Bank không chọn đối tác chiến lược nước ngoài như xu hướng các ngân hàng đang thực hiện, thưa ông?
Tìm đối tác chiến lược nước ngoài là một hướng đi mà GP Bank xác định trong thời gian tới. Hiện cũng có nhiều đối tác nước ngoài quan tâm tới ngân hàng, tuy nhiên chúng tôi đang cân nhắc về thời điểm và đối tác phù hợp.
Điều này rất quan trọng bởi chúng tôi xác định đối tác nước ngoài phải phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng, có những sự hỗ trợ kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm quản trị để gia tăng giá trị cho ngân hàng.
Ngoài ra, GP Bank muốn xây dựng cho mình một vị thế vững chắc, có tầm vóc và quy mô về vốn, mạng lưới, nhân sự... để có thể ngang hàng và chủ động khi liên doanh, liên kết với đối tác ngoại.
Sắp tới đây, chúng tôi sẽ mời thêm một số nhân sự cao cấp có quốc tịch Mỹ và Canada là các chuyên gia có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tại chính – ngân hàng về làm việc tại GP.Bank.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới?
Hiện có rất nhiều ngân hàng nước ngoài, nhà đầu tư đang nộp hồ sơ tới Ngân hàng Nhà nước xin thành lập chi nhánh hoặc ngân hàng mới, điều đó tự nó đã nói lên rằng lĩnh vực ngân hàng là rất tiềm năng.
Về phía GP.Bank chúng tôi nhận định rằng, để phát triển kinh tế thì lĩnh vực tài chính phải đi trước và sẽ phát triển với tốc độ cao hơn. Việt Nam với hơn 80 triệu dân, lực lượng dân số trẻ chiếm chủ đạo và chưa tiếp cận nhiều với các dịch vụ ngân hàng. Đây chính là cơ hội cho tất cả các ngân hàng cùng phát triển.
Trong sự phát triển chung đó, liệu có phải tất cả các ngân hàng nào cũng phát triển tốt?
Ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh tế khác tồn tại và phát triển theo quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Chúng tôi nhận thức rất rõ về điều đó, nên quan điểm của chúng tôi là phát triển ngân hàng trên nền tảng cốt lõi của một ngân hàng truyền thống, nhưng với một cách tiếp cận phù hợp hơn.
Chẳng hạn, cũng là cách giao dịch qua tài khoản ngân hàng, nhưng GP.Bank gia tăng tiện ích cho khách hàng bằng phương thức giao dịch bằng GP.Name (nickname theo sở thích). Khách hàng sẽ không còn phải nhớ 14 chữ số tài khoản mà sở hữu một tên giao dịch riêng thể hiện cá tính, sở thích của cá nhân.
GP.Bank hy vọng giao dịch tại ngân hàng sẽ mang lại cho khách hàng một cảm giác khác ngoài sự khô cứng, lạnh lùng của tiền bạc mà ta vẫn thường thấy. GP.Bank sẽ cố gắng đạt được mục tiêu trở thành một trong 10 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam từ sự chăm chút những tiện ích nhỏ nhất cho những khách hàng cá nhân cho đến việc thu xếp vốn cho những dự án lớn của các tập đoàn kinh tế như Petro Vietnam.
Trước mắt, để trở thành ngân hàng cạnh tranh thì việc đầu tư là rất lớn, GP.Bank có kế hoạch như thế nào trong năm nay?
Sắp tới Đại hội cổ đông GP.Bank sẽ họp và thông qua kế hoạch tăng vốn năm 2007.
Đồng thời, GP.Bank tiếp tục khai thác những ưu việt của phần mềm lõi T24 - Temenos (Thụy Sĩ) vào quản trị và phát triển sản phẩm. Dự kiến trong năm 2007, GP.Bank sẽ phát triển tối thiểu là 15 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hà Tây...
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi chúng tôi mới thực hiện với Tiến sỹ Tạ Bá Long - Chủ tịch Hội đồng Quản trị GP Bank.
Thưa ông, GP Bank được lợi gì khi chọn Petro Vietnam làm cổ đông chiến lược?
Chúng tôi xác định, sự liên kết này mang lại lợi thế cho cả GP Bank và Petro Vietnam. GP Bank muốn đồng hành cùng một tập đoàn hùng mạnh để có cơ hội cọ xát và trưởng thành nhanh chóng hơn.
Từ sự liên kết này, các hoạt động tài chính, dịch vụ ngân hàng của Petro Vietnam tại ngân hàng sẽ được ưu tiên số một. Các dòng tiền của Petro Vietnam đầu tư/luân chuyển qua GP Bank sẽ tăng cường khả năng sinh lời.
Mặt khác, GP Bank đã thu xếp vốn để Petro Vietnam thực hiện các dự án lớn như: xây dựng các dàn khoan trên biển, mua/đóng mới các tàu chở dầu cỡ lớn, đường ống dẫn khí...
Trong thời gian tới, GP Bank sẽ ký kết hợp tác toàn diện với Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và nhiều đơn vị thành viên khác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia để trở thành nhà cung cấp trọn gói sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng cho các đơn vị này.
Tại sao GP Bank không chọn đối tác chiến lược nước ngoài như xu hướng các ngân hàng đang thực hiện, thưa ông?
Tìm đối tác chiến lược nước ngoài là một hướng đi mà GP Bank xác định trong thời gian tới. Hiện cũng có nhiều đối tác nước ngoài quan tâm tới ngân hàng, tuy nhiên chúng tôi đang cân nhắc về thời điểm và đối tác phù hợp.
Điều này rất quan trọng bởi chúng tôi xác định đối tác nước ngoài phải phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng, có những sự hỗ trợ kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm quản trị để gia tăng giá trị cho ngân hàng.
Ngoài ra, GP Bank muốn xây dựng cho mình một vị thế vững chắc, có tầm vóc và quy mô về vốn, mạng lưới, nhân sự... để có thể ngang hàng và chủ động khi liên doanh, liên kết với đối tác ngoại.
Sắp tới đây, chúng tôi sẽ mời thêm một số nhân sự cao cấp có quốc tịch Mỹ và Canada là các chuyên gia có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tại chính – ngân hàng về làm việc tại GP.Bank.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới?
Hiện có rất nhiều ngân hàng nước ngoài, nhà đầu tư đang nộp hồ sơ tới Ngân hàng Nhà nước xin thành lập chi nhánh hoặc ngân hàng mới, điều đó tự nó đã nói lên rằng lĩnh vực ngân hàng là rất tiềm năng.
Về phía GP.Bank chúng tôi nhận định rằng, để phát triển kinh tế thì lĩnh vực tài chính phải đi trước và sẽ phát triển với tốc độ cao hơn. Việt Nam với hơn 80 triệu dân, lực lượng dân số trẻ chiếm chủ đạo và chưa tiếp cận nhiều với các dịch vụ ngân hàng. Đây chính là cơ hội cho tất cả các ngân hàng cùng phát triển.
Trong sự phát triển chung đó, liệu có phải tất cả các ngân hàng nào cũng phát triển tốt?
Ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh tế khác tồn tại và phát triển theo quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Chúng tôi nhận thức rất rõ về điều đó, nên quan điểm của chúng tôi là phát triển ngân hàng trên nền tảng cốt lõi của một ngân hàng truyền thống, nhưng với một cách tiếp cận phù hợp hơn.
Chẳng hạn, cũng là cách giao dịch qua tài khoản ngân hàng, nhưng GP.Bank gia tăng tiện ích cho khách hàng bằng phương thức giao dịch bằng GP.Name (nickname theo sở thích). Khách hàng sẽ không còn phải nhớ 14 chữ số tài khoản mà sở hữu một tên giao dịch riêng thể hiện cá tính, sở thích của cá nhân.
GP.Bank hy vọng giao dịch tại ngân hàng sẽ mang lại cho khách hàng một cảm giác khác ngoài sự khô cứng, lạnh lùng của tiền bạc mà ta vẫn thường thấy. GP.Bank sẽ cố gắng đạt được mục tiêu trở thành một trong 10 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam từ sự chăm chút những tiện ích nhỏ nhất cho những khách hàng cá nhân cho đến việc thu xếp vốn cho những dự án lớn của các tập đoàn kinh tế như Petro Vietnam.
Trước mắt, để trở thành ngân hàng cạnh tranh thì việc đầu tư là rất lớn, GP.Bank có kế hoạch như thế nào trong năm nay?
Sắp tới Đại hội cổ đông GP.Bank sẽ họp và thông qua kế hoạch tăng vốn năm 2007.
Đồng thời, GP.Bank tiếp tục khai thác những ưu việt của phần mềm lõi T24 - Temenos (Thụy Sĩ) vào quản trị và phát triển sản phẩm. Dự kiến trong năm 2007, GP.Bank sẽ phát triển tối thiểu là 15 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hà Tây...