Vì sao tỷ phú xa xỉ Bernard Arnault phải bán máy bay riêng?

Tuệ Mỹ
Chia sẻ

Tỷ phú Arnault sở hữu khối tài sản ròng trị giá 141 tỷ USD và đang là người giàu nhất châu Âu. Điều hành tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, Arnault thường xuyên đi khắp nơi trên thế giới để tham dự các sự kiện thương mại và gặp gỡ đối tác…

Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP

Năm 2022, ông Arnault tiếp tục giữ vững vị trí số một trong top 10 người giàu nhất ngành thời trang, đồng thời ông cũng là người thứ ba giàu nhất thế giới. Hiện tập đoàn LVMH sở hữu 75 thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, ông Arnault còn đầu tư tiền vào lĩnh vực bất động sản, tác phẩm nghệ thuật, sản xuất rượu vang, du thuyền, văn hóa...

Theo Life Style Asia, ông Arnault sở hữu một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Antibes mang tên Fort Royal rộng 10 ha. Ông cũng được cho là sở hữu Indigo, một hòn đảo tư nhân rộng hơn 54,6 ha, nằm ở Bahamas. Năm 2008, Arnault mua lại công ty đóng du thuyền sang trọng của Hà Lan - Royal Van Lent - và nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng của Anh - Princess Yachts International - với giá lần lượt hơn 300 triệu euro và 200 triệu euro.

Theo Bloomberg, để tiện việc đi lại, Bernard Arnault đã chi 40 triệu USD cho chiếc máy bay phản lực Dassault Falcon 7X. Trước đây, ông sở hữu một chiếc Bombardier Global Express 6000. Ông còn có một chiếc Bombardier Global 7500 có thể chứa tối đa 19 hành khách. Tuy nhiên, chủ tịch Tập đoàn hàng xa xỉ LVMH Bernard Arnault hôm 17/10 cho biết ông đã bán chiếc máy bay riêng và bây giờ sẽ thuê máy bay phản lực tư nhân để đi lại. "Giờ đây, không ai có thể nhìn thấy nơi tôi đi vì tôi thuê máy bay khi muốn sử dụng máy bay riêng", tỷ phú Arnault nói.

Tỷ phú Bernard Arnault đã bán chiếc máy bay riêng và bây giờ sẽ thuê máy bay phản lực tư nhân để đi lại.
Tỷ phú Bernard Arnault đã bán chiếc máy bay riêng và bây giờ sẽ thuê máy bay phản lực tư nhân để đi lại.

Trước đó, một số tài khoản mạng xã hội Pháp như "I Fly Bernard" và "Bernard’s Airplane" đã theo dõi các chuyến bay của tỷ phú Arnault và chỉ ra tình trạng ô nhiễm do việc sử dụng chuyên cơ riêng gây ra. Với hàng chục nghìn người theo dõi trên Twitter, các tài khoản này cũng đã khuấy động một cuộc tranh luận trong giới chính trị. Điều này trở thành một chủ đề nóng ở Pháp trong mùa hè này khiến một số chính trị gia đưa ra đề xuất cấm hoặc đánh thuế máy bay tư nhân. 

Trước những ý kiến chỉ trích, Antoine Arnault, con trai cả của tỷ phú từng nói rằng việc sử dụng máy bay riêng là cần thiết. "Chiếc máy bay này là một công cụ làm việc. Ngành công nghiệp của chúng tôi có tính cạnh tranh cao và chiếc máy bay tư nhân mang lại lợi thế cho các nhà điều hành trong cuộc đua trở thành người đầu tiên mua một sản phẩm hoặc chốt giao dịch mới", Antoine nói.

Tuy nhiên, chủ tịch LVMH đã bán máy bay của mình trong mùa hè này. “Thái tử” Antoine giờ đây nói rằng bán máy bay là một quyết định đúng đắn vì việc tiết lộ vị trí của cha mình có thể khiến các đối thủ cạnh tranh tham gia các kế hoạch tương lai của LVMH. "Không tốt lắm khi các đối thủ cạnh tranh biết chúng tôi đang ở đâu. Điều đó có thể cung cấp các manh mối cho họ", Antoine nói thêm.

Tháng trước, trong một dòng tweet, các tài khoản tiết lộ rằng doanh nhân François-Henri Pinault, Giám đốc điều hành của một tập đoàn xa xỉ khác, Kering, đã bay từ Venice đến Paris và quay lại cùng ngày. Sau đó, các tài khoản Twitter đã nhận ra việc dừng hoạt động các chuyến bay riêng của ông Bernard bắt đầu từ tháng 9 và việc những chiếc máy bay này đã không được đăng ký tại Pháp kể từ đầu tháng. 

Sebastien, kỹ sư hàng không vũ trụ 35 tuổi, người từ chối cho biết tên thật của mình, đã tạo tài khoản "I Fly Bernard" để theo dõi các chuyến bay của người đứng đầu tập đoàn hàng xa xỉ LVMH. Các chuyến bay bằng máy bay riêng của những người nổi tiếng khác như Elon Musk, Taylor Swift, Drake, Bill Gates, Mark Zuckerberg… cũng bị theo dõi.

Hầu hết họ đều bị chỉ trích vì sử dụng máy bay riêng để thực hiện các chuyến bay ngắn ngay cả khi tuyên bố ủng hộ chống biến đổi khí hậu. "Điều tôi muốn lên án là việc họ sử dụng máy bay tư nhân như thể xe taxi", Sebastien, đề cập đến những chuyến bay trong nước và trong phạm vi châu Âu của các tỷ phú. 

Một trong các bài đăng của tài khoản "I fly Bernard" theo dõi chuyến bay của doanh nhân François-Henri Pinault vào ngày 19/9 vừa qua.
Một trong các bài đăng của tài khoản "I fly Bernard" theo dõi chuyến bay của doanh nhân François-Henri Pinault vào ngày 19/9 vừa qua.

Ngành vận tải hàng không thải ra 2 - 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới. Nhưng một báo cáo vào tháng 5 của nhóm hoạt động Transport & Environment đã chỉ ra rằng lượng khí thải carbon của máy bay tư nhân trên mỗi hành khách cao gấp 5 - 14 lần so với các chuyến bay thương mại, và lớn hơn 50 lần so với hành khách di chuyển bằng tàu hỏa. 

Nhu cầu sử dụng máy bay tư nhân đã tăng vọt kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19. Và những khách hàng giàu có đã có cơ hội để dùng máy bay riêng nhiều nhất có thể. Những nhà hoạt động vì môi trường cho rằng tại châu Âu, những người nổi tiếng hoàn toàn có thể sử dụng mạng lưới tàu hỏa rộng lớn của lục địa này để thay thế cho phần lớn hành trình bằng máy bay riêng của họ. 

Cuối tháng 7, nhân vật truyền hình và là nữ doanh nhân người Mỹ Kylie Jenner cũng đã bị chỉ trích thậm tệ khi cô di chuyển bằng máy bay riêng trên quãng đường khoảng 40 km, chuyến bay chỉ kéo dài khoảng 12 phút. Trước đó, Kylie cũng đáp chuyến bay từ Camarillo đến Van Nuys với thời gian chỉ 17 phút và thực hiện một chuyến bay kéo dài 29 phút từ Van Nuys đến Palm Springs. Điều này khiến cô bị gọi là "tội phạm khí hậu" dù từng đăng những bài viết kêu gọi bảo vệ môi trường.

Vào tháng 8, người đàn ông giàu nhất thế giới, Elon Musk, cũng đã thực hiện chuyến bay kéo dài 9 phút từ San Jose đến San Francisco, hai địa danh chỉ cách nhau một chuyến tàu hỏa với 5 điểm dừng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con