Việt Nam - Phần Lan thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động

Nhật Dương
Chia sẻ

Việc ký kết Bản Ghi nhớ là nền tảng để thúc đẩy đưa chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề và lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan được minh bạch, bền vững, phù hợp với pháp luật hai nước...

Lễ ký kết Bản Ghi nhớ (MOU) giữa hai Bộ. Ảnh: MOLISA.
Lễ ký kết Bản Ghi nhớ (MOU) giữa hai Bộ. Ảnh: MOLISA.

Theo thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 13/1, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm, Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan Arto Olavi Satonen đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) giữa hai Bộ.

Qua đó, thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia trong giới hạn thẩm quyền tương ứng của mỗi bên và theo luật pháp, thủ tục, nguồn lực hiện hành, tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.

Việc ký kết Bản Ghi nhớ cũng để hợp tác bền vững, cùng có lợi là nền tảng để thúc đẩy đưa chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề và lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan được minh bạch, bền vững, có đạo đức và chống lại tình trạng bóc lột, lạm dụng, phù hợp với pháp luật hai nước. Bản Ghi nhớ hợp tác này có giá trị trong vòng 5 năm từ năm 2025 đến 2030.

Tại hội đàm giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá cao những kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan trong thời gian qua.

Theo Bộ trưởng, quan hệ hai nước đang chuyển dần từ đối tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ hữu nghị này ngày càng phát triển tốt đẹp với những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên, đặc biệt trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).

Hội đàm giữa hai Bộ. Ảnh: MOLISA.
Hội đàm giữa hai Bộ. Ảnh: MOLISA.

Trước đó, năm 2024, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (3/2024); Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Tổng thống Phần Lan Alecxander Stubb tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (24/9/2024), đã góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước.

Thông tin về nguồn nhân lực của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, cho biết trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2024 đưa gần 159.000 lao động. Trước đó, năm 2023 đưa 159.986 lao động.

Hiện nay, có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.

“Với những ưu điểm về tuổi trẻ, chăm chỉ, thông minh, lao động Việt Nam ngày càng được tin tưởng của các doanh nghiệp trên thị trường lao động quốc tế, trong đó có Phần Lan”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã chấp thuận đăng ký của 3 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam có hợp đồng cung ứng 134 lao động (trong đó có 65 nữ) đi làm việc tại Phần Lan.

Đến nay đã có 55 lao động đi làm việc tại Phần Lan, với thu nhập ổn định từ 1.500 đến 2.000 EUR/tháng, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội khá tốt.

Về phần mình, Bộ trưởng Việc làm, Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan Arto Olavi Satonen bày tỏ Phần Lan mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia, nhằm giúp các các doanh nghiệp và chuyên gia quốc tế kết nối với nhau.

"Chúng tôi cam kết hỗ trợ các nhà tuyển dụng và chuyên gia để đảm bảo họ có điều kiện thuận lợi cho quá trình tuyển dụng thành công. Duy trì các tiêu chuẩn đạo đức và quy trình tuyển dụng suôn sẻ vẫn luôn là những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi", Bộ trưởng Việc làm, Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan Arto Olavi Satonen nhấn mạnh.

Đồng thời, Phần Lan khẳng định tiếp tục là đối tác đáng tin cậy trong tuyển dụng quốc tế, cũng như mang lại chất lượng cuộc sống cao và nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng.

Hai Bộ trưởng ký kết Bản Ghi nhớ.
Hai Bộ trưởng ký kết Bản Ghi nhớ.

Tại hội đàm giữa hai bên, bà Laura Lindeman, Giám đốc đơn vị Work in Finland thuộc Thương vụ Phần Lan tại Việt Nam, cũng bày tỏ sự lạc quan về việc thu hút nhân lực từ Việt Nam đến Phần Lan.

Bà cho biết Work in Finland nỗ lực xây dựng cầu nối và tăng cường hợp tác tại Việt Nam, với những sáng kiến ​​nhằm kết nối các thành phố và công ty tại Phần Lan với các đối tác địa phương.

"Phần Lan là một xã hội bình đẳng và sáng tạo, nổi bật với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các công ty hàng đầu của chúng tôi cung cấp nhiều cơ hội phát triển để các nhân lực tài năng phát triển về chuyên môn và kiến thức", bà Lindeman chia sẻ.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Việc làm, Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan Arto Olavi Satonen và phái đoàn diễn ra từ ngày 13 đến 15/1/2025. Đoàn cũng sẽ tham dự nhiều sự kiện tại Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, nhằm thúc đẩy mối quan hệ Phần Lan - Việt Nam.

Chuyến thăm mở ra các hướng hợp tác sâu rộng và các cơ hội nghề nghiệp tại Phần Lan cho lao động Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

Tháp tùng Bộ trưởng Satonen có Thị trưởng Thành phố Helsinki và lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức dịch vụ trong thị trường lao động.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con