Vinachem rút khỏi dự án lọc hóa dầu 4 tỷ USD

Trang Anh
Chia sẻ

Lý do rút vốn khỏi dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn là do Vinachem muốn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính

Địa điểm dự kiến xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.<br>
Địa điểm dự kiến xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.<br>
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinnachem) sẽ hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp tại tổ hợp hóa dầu Long Sơn trong tháng 12 tới.

Theo đó, Vinachem đang lên kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ 11% vốn góp và rút khỏi dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hiện các đối tác nước ngoài và Vinachem đang thực hiện chuyển nhượng như quy định trong hợp đồng liên doanh, dự kiến hoàn thành trong tháng 12 tới.

Lý do rút vốn khỏi dự án, theo Vinachem, là do tập đoàn này muốn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là các sản phẩm phi dầu khí và phân bón.

Trao đổi với báo giới mới đây, một lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) - đơn vị đang nắm 18% cổ phần tại dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn, cho biết, sau khi Vinachem rút khỏi dự án, Petro Vietnam là đơn vị đầu tiên có quyền mua lại số cổ phần này, nhưng hiện tập đoàn này còn phải xem xét khả năng tài chính của mình.

Tuy nhiên, đại diện Petro Vietnam cũng cho biết, hiện đối tác Thái Lan cũng đã sẵn sàng mua lại cổ phần dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn từ Vinachem.

Được biết, tổ hợp hóa dầu Long Sơn được Petro Vietnam, Vinachem, Công ty Hóa chất Vina SCG và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Thái Lan ký hợp đồng liên doanh từ tháng 3/2008, và được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 7/2008.

Với tổng mức đầu tư gần 4 tỷ USD, quy mô công suất hơn 3 triệu tấn sản phẩm/năm, đây là dự án hoá dầu độc lập có tổng mức đầu tư và quy mô lớn. Tổ hợp được xây dựng trên diện tích 400 ha tại khu công nghiệp Long Sơn, xã Long Sơn, nằm sát cạnh dự án nhà máy lọc dầu Long Sơn.

Cùng với các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, đây là dự án có tính chất quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành dầu khí Việt Nam trong tương lai. Sau khi đi vào hoạt động, hàng năm tổ hợp dự kiến sẽ cung cấp 1,45 triệu tấn hạt nhựa polyetylen (PE) và polypropylen (PP), 730.000 tấn hoá chất nguyên liệu cho sản xuất nhựa polyvinyl clorua (PVC), và 840.000 tấn hoá chất cơ bản khác phục vụ ngành công nghiệp hoá dầu và hoá chất, đáp ứng được 65% nhu cầu hạt nhựa PE và PP của cả nước, góp phần bình ổn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp hoá dầu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con