Vinashin hứa “bù đắp” cho Petro Vietnam
Tổng giám đốc điều hành Vinashin trả lời về việc chậm bàn giao tàu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
“Cuối tháng 3/2010, Vinashin chắc chắn sẽ bàn giao kho nổi chứa dầu FSO5 cho Petro Vietnam”, đại diện Vinashin khẳng định với VnEconomy.
Thời gian qua, đã có những tranh cãi xung quanh việc kho nổi FSO5 chậm bàn giao hơn 20 tháng, và phía chủ tàu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cho rằng đã và đang phải chịu thiệt thòi lớn từ khoản tiền thuê phương tiện thay thế (mỗi ngày lên đến 12.000 USD chưa kể lãi vay và các chi phí khác).
Nhìn nhận lại nguyên nhân, quan điểm của Vinashin trong việc khắc phục hậu quả, VnEconomy đã đặt câu hỏi đối với ông Trần Quang Vũ, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Vinashin, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Đóng tàu Nam Triệu (nơi có tránh nhiệm chính trong việc đóng FSO5).
Vì sao các sản phẩm của Petro Vietnam đặt hàng Vinashin đều bị chậm tiến độ, thưa ông?
Vấn đề tiến độ FSO5 chậm so với dự kiến, chúng tôi cũng đã trình bày với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cùng Petro Vietnam và các bộ, ngành.
FSO5 là công trình cơ khí lớn nhất từ trước đến nay được đóng ở Việt Nam. Đây có thể coi là một nhà máy chiết xuất dầu, chứ không chỉ là kho chứa.
Trong quá trình triển khai, từ khâu thiết kế cho đến việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị gặp rất nhiều khó khăn, cộng thêm trong năm vừa rồi do tình hình suy giảm kinh tế, chúng tôi phải đối mặt với việc tài chính không được cung cấp kịp thời.
Ngoài ra, Vinashin hoạt động trên cơ sở nền vốn vay, khi suy giảm kinh tế dẫn đến một số chủ tàu bỏ tàu nên nguồn thu của chúng tôi bị cắt, dẫn đến chậm.
Chúng tôi đã cố gắng khắc phục để tiếp tục triển khai các hạng mục còn dở dang, cũng như để FSO5 có chất lượng tốt, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe từ phía Petro Vietnam.
Việc Petro Vietnam đề nghị giải thích việc Tổng công ty Đóng tàu Nam Triệu tự ý giảm chiều dài và số khoang của FSO5 từ 13 xuống 11 có được coi là “khắt khe” như ông nói?
Thiết kế của FSO5 hoàn toàn do đăng kiểm phê duyệt. Trong quá trình thiết kế có sự tranh luận rất nhiều giữa chủ tàu, các đăng kiểm, đơn vị thi công và cơ quan thiết kế. Cuối cùng, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về chiều dài và đảm bảo được về mặt kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm.
Đương nhiên là nếu không có sự đồng thuận thì không thể có FSO5 như ngày hôm nay được. Có đồng thuận thì mới có rót tiền, không đồng thuận thì không nhận tàu…
Phía Petro Vietnam cho rằng đã trả đủ tiền nhưng sản phẩm bàn giao rất chậm. Họ tính rằng tiền thuê kho nổi 12.000 USD/ngày, với việc chậm bàn giao FSO5 trên 20 tháng thì thiệt hại là rất lớn…
Cũng có thể tính toán như vậy. Tuy nhiên, việc chúng ta làm công trình cơ khí lớn như FSO5, có thể thiệt thòi cho Petro Vietnam nhưng về lâu về dài, ngành cơ khí sẽ có điều kiện để phát triển vượt bậc.
Điều quan trọng nhất đối với chúng ta hiện nay là phát triển ngành công nghiệp. Đây là mục tiêu mà đã được xác định từ những năm 60 của thế kỷ trước, đó là đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng rõ ràng rằng không ngành nào làm công nghiệp nặng cả, vì làm công nghiệp nặng thì phải đối diện với nhiều thách thức.
Là những người đi tiên phong, chúng tôi dám làm và dám chịu trách nhiệm với Chính phủ.
Kho chứa dầu FSO5, phía trung tâm điều hành và sân bay trực thăng.
Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng FSO5 từ trên 110 triệu USD lên hơn 169 triệu USD thì có thể hiểu thế nào?
Bởi vì giá vật tư, nguyên liệu, sắt thép lúc đóng FSO5 được điều chỉnh lên rất lớn. Tại thời điểm đó, để đóng một sản phẩm như FSO5 thì phải 220 triệu USD. Ngay sau đó, chúng tôi mở thầu đóng tàu FSO6 cũng của Liên doanh Dầu khí Việt - Xô, và chúng tôi trả giá thấp nhất so với các nhà thầu nước ngoài cũng là 196 triệu USD.
Cho nên, dù có điều chỉnh giá trị hợp đồng FSO5 nhưng vẫn thấp hơn nhiều trị giá sản phẩm tại thời điểm đó.
Tức là ông cho rằng hai bên đều chấp nhận các điều chỉnh và vẫn tiếp tục hợp tác?
Chúng tôi rất biết ơn Petro Vietnam đã tạo điều kiện cho ngành cơ khí Việt Nam và ngành đóng tàu của chúng tôi. Nếu đóng sản phẩm tiếp theo, chúng tôi chắc chắn sẽ thành công và giảm giá thành tối đa nhất để bù đắp lại tiến độ chậm và khách hàng có phần thiệt thòi.
Cùng với việc chậm tiến độ FSO5, Vinashin cũng chậm trễ thông tin cho công luận...
Chúng tôi đã có văn bản do chính tôi ký gửi Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và trên 150 báo, đài tại một hội nghị giao ban báo chí tháng 11/2009, để giải thích về tất cả các vấn đề mà báo chí đã nêu.
Thực ra, chúng tôi cũng muốn báo chí nêu và không tránh né, chúng tôi tôn trọng mọi ý kiến một cách cầu thị. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải giải thích rõ những vấn đề phức tạp trong quá trình phát triển của doanh nghiệp mình.
Thời gian qua, đã có những tranh cãi xung quanh việc kho nổi FSO5 chậm bàn giao hơn 20 tháng, và phía chủ tàu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cho rằng đã và đang phải chịu thiệt thòi lớn từ khoản tiền thuê phương tiện thay thế (mỗi ngày lên đến 12.000 USD chưa kể lãi vay và các chi phí khác).
Nhìn nhận lại nguyên nhân, quan điểm của Vinashin trong việc khắc phục hậu quả, VnEconomy đã đặt câu hỏi đối với ông Trần Quang Vũ, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Vinashin, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Đóng tàu Nam Triệu (nơi có tránh nhiệm chính trong việc đóng FSO5).
Vì sao các sản phẩm của Petro Vietnam đặt hàng Vinashin đều bị chậm tiến độ, thưa ông?
Vấn đề tiến độ FSO5 chậm so với dự kiến, chúng tôi cũng đã trình bày với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cùng Petro Vietnam và các bộ, ngành.
FSO5 là công trình cơ khí lớn nhất từ trước đến nay được đóng ở Việt Nam. Đây có thể coi là một nhà máy chiết xuất dầu, chứ không chỉ là kho chứa.
Trong quá trình triển khai, từ khâu thiết kế cho đến việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị gặp rất nhiều khó khăn, cộng thêm trong năm vừa rồi do tình hình suy giảm kinh tế, chúng tôi phải đối mặt với việc tài chính không được cung cấp kịp thời.
Ngoài ra, Vinashin hoạt động trên cơ sở nền vốn vay, khi suy giảm kinh tế dẫn đến một số chủ tàu bỏ tàu nên nguồn thu của chúng tôi bị cắt, dẫn đến chậm.
Chúng tôi đã cố gắng khắc phục để tiếp tục triển khai các hạng mục còn dở dang, cũng như để FSO5 có chất lượng tốt, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe từ phía Petro Vietnam.
Việc Petro Vietnam đề nghị giải thích việc Tổng công ty Đóng tàu Nam Triệu tự ý giảm chiều dài và số khoang của FSO5 từ 13 xuống 11 có được coi là “khắt khe” như ông nói?
Thiết kế của FSO5 hoàn toàn do đăng kiểm phê duyệt. Trong quá trình thiết kế có sự tranh luận rất nhiều giữa chủ tàu, các đăng kiểm, đơn vị thi công và cơ quan thiết kế. Cuối cùng, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về chiều dài và đảm bảo được về mặt kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm.
Đương nhiên là nếu không có sự đồng thuận thì không thể có FSO5 như ngày hôm nay được. Có đồng thuận thì mới có rót tiền, không đồng thuận thì không nhận tàu…
Phía Petro Vietnam cho rằng đã trả đủ tiền nhưng sản phẩm bàn giao rất chậm. Họ tính rằng tiền thuê kho nổi 12.000 USD/ngày, với việc chậm bàn giao FSO5 trên 20 tháng thì thiệt hại là rất lớn…
Cũng có thể tính toán như vậy. Tuy nhiên, việc chúng ta làm công trình cơ khí lớn như FSO5, có thể thiệt thòi cho Petro Vietnam nhưng về lâu về dài, ngành cơ khí sẽ có điều kiện để phát triển vượt bậc.
Điều quan trọng nhất đối với chúng ta hiện nay là phát triển ngành công nghiệp. Đây là mục tiêu mà đã được xác định từ những năm 60 của thế kỷ trước, đó là đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng rõ ràng rằng không ngành nào làm công nghiệp nặng cả, vì làm công nghiệp nặng thì phải đối diện với nhiều thách thức.
Là những người đi tiên phong, chúng tôi dám làm và dám chịu trách nhiệm với Chính phủ.
Kho chứa dầu FSO5, phía trung tâm điều hành và sân bay trực thăng.
Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng FSO5 từ trên 110 triệu USD lên hơn 169 triệu USD thì có thể hiểu thế nào?
Bởi vì giá vật tư, nguyên liệu, sắt thép lúc đóng FSO5 được điều chỉnh lên rất lớn. Tại thời điểm đó, để đóng một sản phẩm như FSO5 thì phải 220 triệu USD. Ngay sau đó, chúng tôi mở thầu đóng tàu FSO6 cũng của Liên doanh Dầu khí Việt - Xô, và chúng tôi trả giá thấp nhất so với các nhà thầu nước ngoài cũng là 196 triệu USD.
Cho nên, dù có điều chỉnh giá trị hợp đồng FSO5 nhưng vẫn thấp hơn nhiều trị giá sản phẩm tại thời điểm đó.
Tức là ông cho rằng hai bên đều chấp nhận các điều chỉnh và vẫn tiếp tục hợp tác?
Chúng tôi rất biết ơn Petro Vietnam đã tạo điều kiện cho ngành cơ khí Việt Nam và ngành đóng tàu của chúng tôi. Nếu đóng sản phẩm tiếp theo, chúng tôi chắc chắn sẽ thành công và giảm giá thành tối đa nhất để bù đắp lại tiến độ chậm và khách hàng có phần thiệt thòi.
Cùng với việc chậm tiến độ FSO5, Vinashin cũng chậm trễ thông tin cho công luận...
Chúng tôi đã có văn bản do chính tôi ký gửi Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và trên 150 báo, đài tại một hội nghị giao ban báo chí tháng 11/2009, để giải thích về tất cả các vấn đề mà báo chí đã nêu.
Thực ra, chúng tôi cũng muốn báo chí nêu và không tránh né, chúng tôi tôn trọng mọi ý kiến một cách cầu thị. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải giải thích rõ những vấn đề phức tạp trong quá trình phát triển của doanh nghiệp mình.