Vinashin, Vinalines qua báo cáo của Bộ trưởng Thăng
Tại kỳ họp Quốc hội này, ông Thăng không đăng đàn trả lời trực tiếp mà chỉ ở vị trí sẵn sàng “chia lửa”
Vẫn còn rất nhiều khó khăn, đó là tình hình của cả Vinashin và Vinalines tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội qua ba kỳ họp gần đây nhất của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng.
Một trong bảy nội dung lớn tại báo cáo này, công tác sắp xếp đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Trong đó Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinasin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là hai cái tên đã từng làm dậy sóng nghị trường.
Vinasin đã giảm nợ được 13.152 tỷ đồng
Một trong những nội dung được Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh trong tái cơ cấu Vinasin là Bộ đã ra quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
Kết quả, đã sắp xếp được 52 doanh nghiệp trong tổng số 236 doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình tập đoàn. Tính đến 31/8 năm nay, trong tổng số 28.533 lao động, có 17.367 người đang có việc làm.
Bộ trưởng cũng cho biết, hiện Vinashin đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lao động, theo hướng giữ lại Công ty mẹ - Tập đoàn và 8 đơn vị thành viên khoảng 8.000 người, lao động tiếp tục làm việc tại các doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình khoảng 6.000 người. Còn 14.000 lao động dự kiến cắt giảm, giải quyết chế độ cùng với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp.
Liên quan đến tái cơ cấu tài chính, vấn đề từng gây tranh cãi và quan ngại lớn, báo cáo cho hay đối với các khoản nợ các tổ chức tín dụng trong nước, đến nay Vinashin và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và các tổ chức tín dụng đã hoàn thành việc tái cơ cấu đợt 1 theo hình thức phát hành trái phiếu hoán đổi nợ, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 8,9%/năm.
Theo đó, Vinashin giảm nợ gốc và lãi được 13.152 tỷ đồng, khoản nợ này sau tái cơ cấu còn 3,462 tỷ đồng, sẽ trả 1 lần sau 10 năm, Bộ trưởng cho biết.
Với khoản nợ 600 triệu USD tự vay các tổ chức tín dụng nước ngoài, theo báo cáo thì Vinashin và DATC đã hoàn thành việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ trên thị trường Singapore. Theo phương án này tổng mệnh giá phát hành tính đến ngày 10/10/2013 là 626.799.000 USD, tương đương 13.163 tỷ đồng, lãi suất đơn 1%/năm, thời hạn 12 năm, lãi và gốc được thanh toán toàn bộ một lần vào ngày đáo hạn (năm 2025).
Với phương án này quy về giá trị hiện tại thuần tương đương khoảng 48% nợ gốc, giảm được 25% nghĩa vụ nợ so với phương án phải thanh toán ngay toàn bộ khoản nợ nếu không thực hiện tái cơ cấu, Bộ trưởng phân tích.
Tiếp theo, khoản nhận nợ bắt buộc với các chủ tàu do hủy hợp đồng và các khoản vay khác, trong đó nghĩa vụ nợ có thể đàm phán giảm nợ với các chủ nợ nước ngoài, con số nêu tại báo cáo là 135,1 triệu USD. Đến nay, Vinashin đã hoàn thành cơ cấu nợ tương đương 112 triệu USD với điều kiện mua lại nợ bình quân khoảng 30% khoản nợ gốc. Như vậy đã giảm được khoảng 85 triệu USD tương đương 1.704 tỷ đồng.
Theo khẳng định của vị tư lệnh ngành giao thông sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của Vinashin cơ bản sẽ được giảm nợ, xóa lãi, giảm lãi suất, một số khoản nợ sẽ được Vinashin thực hiện mua lại nợ. Số còn lại cơ bản được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến 2023 và 2025. Theo tính toán, tổng các nguồn thu cơ bản đáp ứng được kế hoạch trả nợ.
Ngay sau đó báo cáo cho biết, năm 2013 dự kiến Vinashin bàn giao 39 tàu trị giá 146 triệu USD, có 19 tàu xuất khẩu trị giá 79 triệu USD.
Nhận định việc tái cơ cấu tập đoàn còn chậm, nhất là tái cơ cấu tài chính và sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Thăng đề cập nguyên nhân căn cứ pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ để thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản.
Vinalines bổ sung 900 tỷ vốn điều lệ
Cũng đang thực hiện tái cơ cấu toàn diện, theo báo cáo là Vinalines. Theo đó doanh nghiệp này thu gọn đầu mối từ 73 doanh nghiệp xuống còn 36 doanh nghiệp, tập trung vào ba nhóm ngành nghề kinh doanh chính là vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải.
Kết quả năm 2013 đã cổ phần hóa doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động, giải thể 6 doanh nghiệp, thoái vốn tại 7 doanh nghiệp.
Tổng công ty cũng đã cơ cấu được 7.855 tỷ đồng dư nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cơ cấu nợ được 20.412 tỷ đồng tại các tổ chức trong nước theo hướng giãn nợ, giảm số tiền phải trả mỗi kỳ trong giai đoạn 2013 – 2014. Đồng thời hoàn thành thủ tục bổ sung 900 tỷ đồng vốn điều lệ.
Đáng chú ý là nhằm tập trung nguồn lực cho tái cơ cấu, Vinalines đã rút khỏi liên doanh dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện - Hải Phòng, dừng triển khai dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Bộ trưởng Thăng cũng cho biết, với 4 cảng liên doanh với nước ngoài, Vinalines thực hiện đàm phán với các đối tác để xây dựng phương án giảm tỷ lệ góp vốn trong liên doanh theo hình thức chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác hoặc chuyển nhượng cho chính đối tác liên doanh nhằm giảm áp lực tài chính cho chính mình.
“Bộ Giao thông Vận tải đã hết sức nghiêm túc, cầu thị trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Tại kỳ họp Quốc hội này, ông Thăng cũng không có trong danh sách đăng đàn trả lời trực tiếp, mà chỉ ở vị trí sẵn sàng “chia lửa”.
Một trong bảy nội dung lớn tại báo cáo này, công tác sắp xếp đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Trong đó Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinasin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là hai cái tên đã từng làm dậy sóng nghị trường.
Vinasin đã giảm nợ được 13.152 tỷ đồng
Một trong những nội dung được Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh trong tái cơ cấu Vinasin là Bộ đã ra quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
Kết quả, đã sắp xếp được 52 doanh nghiệp trong tổng số 236 doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình tập đoàn. Tính đến 31/8 năm nay, trong tổng số 28.533 lao động, có 17.367 người đang có việc làm.
Bộ trưởng cũng cho biết, hiện Vinashin đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lao động, theo hướng giữ lại Công ty mẹ - Tập đoàn và 8 đơn vị thành viên khoảng 8.000 người, lao động tiếp tục làm việc tại các doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình khoảng 6.000 người. Còn 14.000 lao động dự kiến cắt giảm, giải quyết chế độ cùng với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp.
Liên quan đến tái cơ cấu tài chính, vấn đề từng gây tranh cãi và quan ngại lớn, báo cáo cho hay đối với các khoản nợ các tổ chức tín dụng trong nước, đến nay Vinashin và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và các tổ chức tín dụng đã hoàn thành việc tái cơ cấu đợt 1 theo hình thức phát hành trái phiếu hoán đổi nợ, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 8,9%/năm.
Theo đó, Vinashin giảm nợ gốc và lãi được 13.152 tỷ đồng, khoản nợ này sau tái cơ cấu còn 3,462 tỷ đồng, sẽ trả 1 lần sau 10 năm, Bộ trưởng cho biết.
Với khoản nợ 600 triệu USD tự vay các tổ chức tín dụng nước ngoài, theo báo cáo thì Vinashin và DATC đã hoàn thành việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ trên thị trường Singapore. Theo phương án này tổng mệnh giá phát hành tính đến ngày 10/10/2013 là 626.799.000 USD, tương đương 13.163 tỷ đồng, lãi suất đơn 1%/năm, thời hạn 12 năm, lãi và gốc được thanh toán toàn bộ một lần vào ngày đáo hạn (năm 2025).
Với phương án này quy về giá trị hiện tại thuần tương đương khoảng 48% nợ gốc, giảm được 25% nghĩa vụ nợ so với phương án phải thanh toán ngay toàn bộ khoản nợ nếu không thực hiện tái cơ cấu, Bộ trưởng phân tích.
Tiếp theo, khoản nhận nợ bắt buộc với các chủ tàu do hủy hợp đồng và các khoản vay khác, trong đó nghĩa vụ nợ có thể đàm phán giảm nợ với các chủ nợ nước ngoài, con số nêu tại báo cáo là 135,1 triệu USD. Đến nay, Vinashin đã hoàn thành cơ cấu nợ tương đương 112 triệu USD với điều kiện mua lại nợ bình quân khoảng 30% khoản nợ gốc. Như vậy đã giảm được khoảng 85 triệu USD tương đương 1.704 tỷ đồng.
Theo khẳng định của vị tư lệnh ngành giao thông sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của Vinashin cơ bản sẽ được giảm nợ, xóa lãi, giảm lãi suất, một số khoản nợ sẽ được Vinashin thực hiện mua lại nợ. Số còn lại cơ bản được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến 2023 và 2025. Theo tính toán, tổng các nguồn thu cơ bản đáp ứng được kế hoạch trả nợ.
Ngay sau đó báo cáo cho biết, năm 2013 dự kiến Vinashin bàn giao 39 tàu trị giá 146 triệu USD, có 19 tàu xuất khẩu trị giá 79 triệu USD.
Nhận định việc tái cơ cấu tập đoàn còn chậm, nhất là tái cơ cấu tài chính và sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Thăng đề cập nguyên nhân căn cứ pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ để thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản.
Vinalines bổ sung 900 tỷ vốn điều lệ
Cũng đang thực hiện tái cơ cấu toàn diện, theo báo cáo là Vinalines. Theo đó doanh nghiệp này thu gọn đầu mối từ 73 doanh nghiệp xuống còn 36 doanh nghiệp, tập trung vào ba nhóm ngành nghề kinh doanh chính là vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải.
Kết quả năm 2013 đã cổ phần hóa doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động, giải thể 6 doanh nghiệp, thoái vốn tại 7 doanh nghiệp.
Tổng công ty cũng đã cơ cấu được 7.855 tỷ đồng dư nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cơ cấu nợ được 20.412 tỷ đồng tại các tổ chức trong nước theo hướng giãn nợ, giảm số tiền phải trả mỗi kỳ trong giai đoạn 2013 – 2014. Đồng thời hoàn thành thủ tục bổ sung 900 tỷ đồng vốn điều lệ.
Đáng chú ý là nhằm tập trung nguồn lực cho tái cơ cấu, Vinalines đã rút khỏi liên doanh dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện - Hải Phòng, dừng triển khai dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Bộ trưởng Thăng cũng cho biết, với 4 cảng liên doanh với nước ngoài, Vinalines thực hiện đàm phán với các đối tác để xây dựng phương án giảm tỷ lệ góp vốn trong liên doanh theo hình thức chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác hoặc chuyển nhượng cho chính đối tác liên doanh nhằm giảm áp lực tài chính cho chính mình.
“Bộ Giao thông Vận tải đã hết sức nghiêm túc, cầu thị trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Tại kỳ họp Quốc hội này, ông Thăng cũng không có trong danh sách đăng đàn trả lời trực tiếp, mà chỉ ở vị trí sẵn sàng “chia lửa”.