Vụ án sai phạm đất đai tại Tổng công ty Chè Việt Nam

Đỗ Mến
Chia sẻ

Ngoài 3 khu đất xảy ra sai phạm, cơ quan điều tra kiến nghị thu hồi 5 khu đất khác ở Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình do không xác định được hậu quả thiệt hại. Còn 2 khu đất có tranh chấp dân sự nên để các bên giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử 8 bị cáo trong vụ án sai phạm đất đai xảy ra tại Tổng công ty Chè Việt Nam - Công ty TNHH MTV.

Các ông Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc); Đặng Ngọc Cầm và Nguyễn Quốc Khánh đều là cựu thành viên Hội đồng thành viên; Vũ Ngọc Tự (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên); Trần Thị Hoa (cựu thành viên Hội đồng thành viên); Đặng Văn Tới (cựu Kế toán trưởng); Bành Thương Trí (cựu Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty Chè - TNHH MTV tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Chè Sài Gòn) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. 

Ông Trần Hồng Điệp (cựu kiểm soát viên Tổng công ty Chè) bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo buộc, Tổng công ty Chè được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất. Quá trình quản lý, sử dụng các khu đất trên, các bị cáo đã có hành vi trái pháp luật, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 38 tỷ đồng tại 3 khu đất.

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.

Cụ thể, tại nhà đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), khi đang thực hiện cổ phần hóa, ông Toàn ký giấy ủy quyền cho ông Bành Thương Trí, Giám đốc Công ty Chè Sài Gòn, Trưởng Tiểu ban cổ phần hóa Công ty Chè Sài Gòn ký hợp đồng vay 27,9 tỷ đồng của Công ty GB TEA để nộp tiền thuê đất 50 năm trả tiền một lần. Cùng với đó, cam kết chuyển quyền sử dụng đất thuê cho Công ty GB TEA.

Ngày 8/12/2015, ông Toàn, Cầm và Khánh đã ký ban hành các Nghị quyết HĐQT góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cấn trừ số tiền 27,9 tỷ đồng đã vay của Công ty GB TEA. Đồng thời, ông Toàn ký các hợp đồng, văn bản cho phép Công ty GB-TEA đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM ký hợp đồng thuê đất và Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty GB TEA.

 

Sau khi phát hiện hành vi trái pháp luật xảy ra tại khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trưởng ban Ban chỉ đạo cổ phần hóa đã họp Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền, thanh tra và có văn bản gửi UBND TP HCM và Sở Tài nguyên và Môi trường để ngăn chặn việc chuyển nhượng.

Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên.

Tại khu đất 1.500 m2 Trần Khát Chân, ông Toàn đã ký nghị quyết số 368/CVN-HĐTV ngày 17/8/2011 chuyển nhượng quyền đầu tư xây dựng khách sạn Hotel Indochine Hà Nội với giá tối thiểu là 8,5 tỷ đồng và Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất thuê 30 năm, diện tích 1.500 m2 cho Công ty Sông Châu với số tiền 10 tỷ đồng không qua đấu giá.

Tại khu đất 11.635 m2 đường Chè Hương, TP Hải Phòng, ông Toàn đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Công ty Nam Cường, trong đó Tổng công ty Chè góp 20,5 tỷ đồng bằng quyền thuê 11.635 m2 đất và tài sản trên đất; Nghị quyết số 264 ngày 20/6/2011 thoái vốn góp của Tổng công ty Chè tại Công ty Nam Cường; Quyết định 126/QĐ-CVN-KTTC ngày 21/6/2011 chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp trên cho cho các cá nhân với số tiền 20,5 tỷ đồng không qua đấu giá.

Đối với các cơ sở nhà đất còn lại, trong đó cơ sở đất 126 Lạch Tray, TP Hải Phòng, Hội đồng định giá Sở Tài chính TP Hải Phòng xác định có thiệt hại 83,6 triệu đồng, không đủ yếu tố định lượng để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có liên quan. Do đó, Cơ quan điều tra kiến nghị thu hồi số tiền này cho Nhà nước.

5 khu đất bao gồm Kho Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội; khu đất tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình; 03 khu đất tại bản Bó Nhàng, bản Chiềng Đi, vườn ươm Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, theo cơ quan điều tra, HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè mang đi góp vốn, thoái vốn không qua đấu giá trái pháp luật.

Quá trình giải quyết, cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản nhưng Hội đồng định giá Sở Tài chính TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La từ chối định giá các khu đất trên nên không đủ cơ sở xác định hậu quả thiệt hại. Do đó, Cơ quan điều tra đã kiến nghị thu hồi các cơ sở đất này cho Nhà nước.

Còn 2 khu đất gồm khu đất tại số 59 An Bình, Phường 6, Quận 5, TP HCM; 12 gian tầng 1 nhà số 67 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội đang tranh chấp về dân sự, hiện Tòa án đang thụ lý giải quyết tranh chấp nên tiếp tục để các bên liên quan giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con