Xe đa dụng giúp thị trường ôtô tháng 3 khởi sắc
So với tháng 2/2009, doanh số các loại ôtô sản xuất trong nước tháng 3/2009 đã bật lên mạnh mẽ
Dù vẫn chưa đuổi kịp cùng kỳ 2008 song so với tháng 2/2009, doanh số các loại ôtô sản xuất trong nước tháng 3/2009 đã bật lên mạnh mẽ.
Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng của 16 hãng xe thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tháng 3/2009 đã đạt 11.316 chiếc, tăng gần gấp đôi so với tháng liền kề trước đó và chỉ chịu giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoài.
Về bước phục hồi mạnh mẽ này, VAMA đánh giá, việc sản lượng bán hàng của các hãng xe thành viên tăng mạnh trở lại trong tháng vừa qua chủ yếu dựa vào phân khúc xe đa dụng, mà xa hơn là nhờ… tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đồng loạt thành “hàng khủng”
Nếu như trong suốt hai năm trở lại đây danh hiệu “hàng khủng” vốn chỉ xứng đáng với doanh số của Toyota Innova và một quãng thời gian ngắn đối với Chevrolet Captiva thì trong tháng 3 vừa qua, danh hiệu này có thể dành tặng cho nhiều mẫu xe đa dụng khác.
Trong đó mẫu xe ấn tượng nhất có lẽ là gương mặt mới Toyota Fortuner. Ngay khi được tung ra thị trường hồi cuối tháng 2, Fortuner đã lập tức tạo nên một cơn sốt trên thị trường.
Với mức giá bán được xem là khá dễ chịu, lượng đơn đặt hàng đối với Fortuner lập tức tăng vọt. Trong vòng 1 tháng, Toyota đã nhận được hơn 1.600 hợp đồng.
Lượng khách đặt mua thuộc dạng “hàng khủng” này đã được cụ thể hóa bằng số lượng 880 xe được giao cho khách hàng ngay trong tháng 3. Còn theo thông tin từ nhà sản xuất, thời hạn để giao xe cho khách hàng theo các hợp đồng thực hiện tại thời điểm này kéo dài đến tận cuối tháng 7.
Tiếp tục duy trì danh hiệu mẫu xe bán chạy số 1, Toyota Innova đã đạt được doanh số 1.032 chiếc, chỉ thua kém một chút so với 1.128 chiếc của tháng trước do phải chia sẻ bớt thị phần cho Fortuner.
Không nằm ngoài cuộc, mẫu xe cùng phân khúc khác của Ford là Everest cũng thu được mức tăng trưởng trên 200%, đạt 609 chiếc.
Ngay cả Chevrolet Captiva, mẫu xe đã bị “hụt” hơi suốt hơn một năm qua cũng đã có khoảng thời gian trỗi dậy mạnh mẽ dù được dự báo là sẽ ngắn ngủi.
Thống kê của VAMA cho biết, doanh số của Chevrolet Captiva trong tháng 3 đã tăng đến hơn 300% so với tháng 2. Cụ thể, lượng xe Captiva bán ra trong tháng 3 đã đạt 497 chiếc, vọt lên mạnh mẽ so với 150 chiếc của tháng liền kề trước đó.
Tính chung, tổng lượng xe đa dụng bán ra trong tháng 3 vừa qua đã đạt đến 4.562 chiếc hơn gấp đôi so với tháng 2 (đạt 2.192 chiếc).
Lý do cơ bản nhất dẫn đến cuộc lội ngược dòng ngoạn mục này của phân khúc xe đa dụng là nhờ lượng khách hàng tranh thủ mua xe “chạy” thuế tiêu thụ đặc biệt rất lớn.
Giả sử đặt ra mức giá bình quân của các loại xe đa dụng (6-9 chỗ) là 35.000 USD/chiếc, với mức tăng giá khoảng 12% tương ứng với 4.270 USD/chiếc thì với 2.370 chiếc tăng thêm so với tháng 2, các khách hàng đã tiết kiệm được đến hơn 10,1 triệu USD, tương đương với hơn 180 tỷ đồng. Đây quả là con số đáng phải suy nghĩ.
Xe thương mại, xe 5 chỗ tăng nhẹ
Mặc dù không đến nỗi sụt giảm so với tháng trước song doanh số của phân khúc xe thương mại và các loại xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống cũng tăng không đáng kể.
Số liệu thông kê của VAMA cho biết, tổng lượng xe bán ra của phân khúc xe thương mại trong tháng 3 đạt 5.334 chiếc, tăng 1.941 chiếc so với tháng 2; tổng lượng xe du lịch từ 5 chỗ ngồi trở xuống đạt 1.420 chiếc, tăng vẻn vẹn 334 chiếc.
Nếu như phân khúc xe thương mại bao gồm các loại xe bus, pick-up, tải và Van có doanh số tăng lên phần lớn nhờ các biện pháp kích cầu từ Chính phủ mà cụ thể là hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng mở rộng cho vay thì phân khúc xe 5 chỗ lại không có chỗ dựa nào vững vàng.
Trong xu hướng nền kinh tế tươi sáng trở lại theo nhận định mới đây nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) và một bộ phận nhỏ khách hàng mua xe chạy thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe có dung tích xi-lanh động cơ trên 3.000 cm3, phân khúc xe 5 chỗ ngồi trở xuống cũng đã đạt được tăng trưởng đáng khích lệ.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì cả hai phân khúc này đều sụt giảm đáng kể.
VAMA đánh giá, nếu như phân khúc xe đa dụng tăng 53% so cùng kỳ thì phân khúc xe thương mại và xe du lịch từ 5 chỗ ngồi trở xuống lại giảm lần lượt 33% và 35%.
Như vậy, xét về tổng thể thì thị trường ôtô trong nước tháng 3 vừa qua tăng trưởng chủ yếu nhờ các tác động trực tiếp từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ đó, giới phân tích dự báo thị trường tháng 4 sẽ không có sự đột biến nào và nhiều khả năng sẽ ảm đạm trở lại.
Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng của 16 hãng xe thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tháng 3/2009 đã đạt 11.316 chiếc, tăng gần gấp đôi so với tháng liền kề trước đó và chỉ chịu giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoài.
Về bước phục hồi mạnh mẽ này, VAMA đánh giá, việc sản lượng bán hàng của các hãng xe thành viên tăng mạnh trở lại trong tháng vừa qua chủ yếu dựa vào phân khúc xe đa dụng, mà xa hơn là nhờ… tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đồng loạt thành “hàng khủng”
Nếu như trong suốt hai năm trở lại đây danh hiệu “hàng khủng” vốn chỉ xứng đáng với doanh số của Toyota Innova và một quãng thời gian ngắn đối với Chevrolet Captiva thì trong tháng 3 vừa qua, danh hiệu này có thể dành tặng cho nhiều mẫu xe đa dụng khác.
Trong đó mẫu xe ấn tượng nhất có lẽ là gương mặt mới Toyota Fortuner. Ngay khi được tung ra thị trường hồi cuối tháng 2, Fortuner đã lập tức tạo nên một cơn sốt trên thị trường.
Với mức giá bán được xem là khá dễ chịu, lượng đơn đặt hàng đối với Fortuner lập tức tăng vọt. Trong vòng 1 tháng, Toyota đã nhận được hơn 1.600 hợp đồng.
Lượng khách đặt mua thuộc dạng “hàng khủng” này đã được cụ thể hóa bằng số lượng 880 xe được giao cho khách hàng ngay trong tháng 3. Còn theo thông tin từ nhà sản xuất, thời hạn để giao xe cho khách hàng theo các hợp đồng thực hiện tại thời điểm này kéo dài đến tận cuối tháng 7.
Tiếp tục duy trì danh hiệu mẫu xe bán chạy số 1, Toyota Innova đã đạt được doanh số 1.032 chiếc, chỉ thua kém một chút so với 1.128 chiếc của tháng trước do phải chia sẻ bớt thị phần cho Fortuner.
Không nằm ngoài cuộc, mẫu xe cùng phân khúc khác của Ford là Everest cũng thu được mức tăng trưởng trên 200%, đạt 609 chiếc.
Ngay cả Chevrolet Captiva, mẫu xe đã bị “hụt” hơi suốt hơn một năm qua cũng đã có khoảng thời gian trỗi dậy mạnh mẽ dù được dự báo là sẽ ngắn ngủi.
Thống kê của VAMA cho biết, doanh số của Chevrolet Captiva trong tháng 3 đã tăng đến hơn 300% so với tháng 2. Cụ thể, lượng xe Captiva bán ra trong tháng 3 đã đạt 497 chiếc, vọt lên mạnh mẽ so với 150 chiếc của tháng liền kề trước đó.
Tính chung, tổng lượng xe đa dụng bán ra trong tháng 3 vừa qua đã đạt đến 4.562 chiếc hơn gấp đôi so với tháng 2 (đạt 2.192 chiếc).
Lý do cơ bản nhất dẫn đến cuộc lội ngược dòng ngoạn mục này của phân khúc xe đa dụng là nhờ lượng khách hàng tranh thủ mua xe “chạy” thuế tiêu thụ đặc biệt rất lớn.
Giả sử đặt ra mức giá bình quân của các loại xe đa dụng (6-9 chỗ) là 35.000 USD/chiếc, với mức tăng giá khoảng 12% tương ứng với 4.270 USD/chiếc thì với 2.370 chiếc tăng thêm so với tháng 2, các khách hàng đã tiết kiệm được đến hơn 10,1 triệu USD, tương đương với hơn 180 tỷ đồng. Đây quả là con số đáng phải suy nghĩ.
Xe thương mại, xe 5 chỗ tăng nhẹ
Mặc dù không đến nỗi sụt giảm so với tháng trước song doanh số của phân khúc xe thương mại và các loại xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống cũng tăng không đáng kể.
Số liệu thông kê của VAMA cho biết, tổng lượng xe bán ra của phân khúc xe thương mại trong tháng 3 đạt 5.334 chiếc, tăng 1.941 chiếc so với tháng 2; tổng lượng xe du lịch từ 5 chỗ ngồi trở xuống đạt 1.420 chiếc, tăng vẻn vẹn 334 chiếc.
Nếu như phân khúc xe thương mại bao gồm các loại xe bus, pick-up, tải và Van có doanh số tăng lên phần lớn nhờ các biện pháp kích cầu từ Chính phủ mà cụ thể là hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng mở rộng cho vay thì phân khúc xe 5 chỗ lại không có chỗ dựa nào vững vàng.
Trong xu hướng nền kinh tế tươi sáng trở lại theo nhận định mới đây nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) và một bộ phận nhỏ khách hàng mua xe chạy thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe có dung tích xi-lanh động cơ trên 3.000 cm3, phân khúc xe 5 chỗ ngồi trở xuống cũng đã đạt được tăng trưởng đáng khích lệ.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì cả hai phân khúc này đều sụt giảm đáng kể.
VAMA đánh giá, nếu như phân khúc xe đa dụng tăng 53% so cùng kỳ thì phân khúc xe thương mại và xe du lịch từ 5 chỗ ngồi trở xuống lại giảm lần lượt 33% và 35%.
Như vậy, xét về tổng thể thì thị trường ôtô trong nước tháng 3 vừa qua tăng trưởng chủ yếu nhờ các tác động trực tiếp từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ đó, giới phân tích dự báo thị trường tháng 4 sẽ không có sự đột biến nào và nhiều khả năng sẽ ảm đạm trở lại.