“Xem xét cẩn trọng sự tồn tại của Formosa ở Việt Nam”
Khi giải quyết vấn đề của Formosa phải xem đây là dự án quốc gia, theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân
“Các uỷ ban của Quốc hội phải tăng cường giám sát để trả lời thỏa đáng cho cử tri, dự án này có xứng đáng tồn tại hay không, theo quan điểm cá nhân tôi là không”.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 21/7, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) đã nêu quan điểm như trên, xung quanh vi phạm của Formosa.
Ông Ngân nói, Formosa là nhà đầu tư có lý lịch về mặt môi trường không tốt, đáng lý ra với lý lịch đó thì phải được ưu tiên hàng đầu về giám sát. Đó là bài học lớn cho vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua.
Đồng ý quan điểm của Chính phủ là không chấp nhận đánh đổi tăng trưởng kinh tế với môi trường, ông Ngân cho rằng quan điểm đó và phải được xuyên suốt trong giai đoạn tới. “Ta cần huy động vốn của FDI, nhưng không có nghĩa là huy động bằng mọi giá”.
“Vấn đề nữa là cạnh tranh trong thu hút vốn FDI của các địa phương. Formosa không còn là của Hà Tĩnh mà là dự án liên quan đến hàng loạt các tỉnh miền Trung, liên quan đến ngành về kinh tế biển, ngành về du lịch và liên quan đến đất nước, nền kinh tế quốc gia. Do đó, khi giải quyết vấn đề của Formosa phải xem đây là dự án quốc gia, không thể giao cho UBND tỉnh Hà Tĩnh hay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh để giải quyết mà phải của một đơn vị, của một ủy ban quốc gia”, ông Ngân bình luận.
Liên quan đến việc đền bù cho người dân, hồi phục môi trường, ông Ngân cho rằng dù chính sách hỗ trợ cho người dân đang triển khai, nhưng cũng không thể bù đắp được những tổn thương cho ngành kinh tế biển. Người dân, lòng biển và tài nguyên thiên nhiên biển là không thể bù đắp được. Do đó, nên xem xét thận trọng và có cơ quan để khẳng định rằng Formosa có nên tồn tại nữa hay không ở vùng Hà Tĩnh”, ông Ngân bày tỏ.
Với giả thiết nếu Formosa không tồn tại thì giải quyết hậu quả đầu tư như thế nào, đại biểu Ngân cho rằng Chính phủ nên minh bạch khi giải quyết các vấn đề về môi trường, không chỉ với nhà đầu tư nước ngoài mà tất cả doanh nghiệp hoạt động trên đất nước Việt Nam. Để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên và không ảnh hưởng tới môi trường Việt Nam.
“Những dự án nào không thỏa mãn tiêu chí môi trường thì phải ngừng ngay và Formosa là dự án tiêu điểm. Hậu quả ngừng dự án không lớn bằng hậu quả để một nhà đầu tư nước ngoài đã có lý lịch không tốt về môi trường, lại tiếp tục tàn phá môi trường”, ông Ngân nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đại biểu Ngân cũng lường trước việc nếu ngừng Formosa có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác, vì thế nếu không có cơ sở khoa học thì sẽ thiếu tính thuyết phục.
“Đài Loan cũng có nhiều vốn đầu tư rót vào Việt Nam, chúng ta đang cần thu hút vốn FDI trong xu thế hội nhập, nên cần phải có cơ chế rõ ràng và minh bạch”, ông Ngân nói.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 21/7, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) đã nêu quan điểm như trên, xung quanh vi phạm của Formosa.
Ông Ngân nói, Formosa là nhà đầu tư có lý lịch về mặt môi trường không tốt, đáng lý ra với lý lịch đó thì phải được ưu tiên hàng đầu về giám sát. Đó là bài học lớn cho vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua.
Đồng ý quan điểm của Chính phủ là không chấp nhận đánh đổi tăng trưởng kinh tế với môi trường, ông Ngân cho rằng quan điểm đó và phải được xuyên suốt trong giai đoạn tới. “Ta cần huy động vốn của FDI, nhưng không có nghĩa là huy động bằng mọi giá”.
“Vấn đề nữa là cạnh tranh trong thu hút vốn FDI của các địa phương. Formosa không còn là của Hà Tĩnh mà là dự án liên quan đến hàng loạt các tỉnh miền Trung, liên quan đến ngành về kinh tế biển, ngành về du lịch và liên quan đến đất nước, nền kinh tế quốc gia. Do đó, khi giải quyết vấn đề của Formosa phải xem đây là dự án quốc gia, không thể giao cho UBND tỉnh Hà Tĩnh hay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh để giải quyết mà phải của một đơn vị, của một ủy ban quốc gia”, ông Ngân bình luận.
Liên quan đến việc đền bù cho người dân, hồi phục môi trường, ông Ngân cho rằng dù chính sách hỗ trợ cho người dân đang triển khai, nhưng cũng không thể bù đắp được những tổn thương cho ngành kinh tế biển. Người dân, lòng biển và tài nguyên thiên nhiên biển là không thể bù đắp được. Do đó, nên xem xét thận trọng và có cơ quan để khẳng định rằng Formosa có nên tồn tại nữa hay không ở vùng Hà Tĩnh”, ông Ngân bày tỏ.
Với giả thiết nếu Formosa không tồn tại thì giải quyết hậu quả đầu tư như thế nào, đại biểu Ngân cho rằng Chính phủ nên minh bạch khi giải quyết các vấn đề về môi trường, không chỉ với nhà đầu tư nước ngoài mà tất cả doanh nghiệp hoạt động trên đất nước Việt Nam. Để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên và không ảnh hưởng tới môi trường Việt Nam.
“Những dự án nào không thỏa mãn tiêu chí môi trường thì phải ngừng ngay và Formosa là dự án tiêu điểm. Hậu quả ngừng dự án không lớn bằng hậu quả để một nhà đầu tư nước ngoài đã có lý lịch không tốt về môi trường, lại tiếp tục tàn phá môi trường”, ông Ngân nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đại biểu Ngân cũng lường trước việc nếu ngừng Formosa có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác, vì thế nếu không có cơ sở khoa học thì sẽ thiếu tính thuyết phục.
“Đài Loan cũng có nhiều vốn đầu tư rót vào Việt Nam, chúng ta đang cần thu hút vốn FDI trong xu thế hội nhập, nên cần phải có cơ chế rõ ràng và minh bạch”, ông Ngân nói.