Xuất khẩu ách tắc, tồn kho lúa gạo tăng cao

Chu Khôi
Chia sẻ

Hiện Vinafood 1 đang tổ chức giao 50.000 tấn gạo nhưng lại bị ách tắc tại cảng ở TP. HCM. Việc xuất hàng tại các cảng Thốt Nốt-Cần Thơ và Mỹ Thới-An Giang cũng đang bị ngưng trệ do thiếu lực lượng bốc xếp...

Vinafood 1 được giao làm "đầu tàu" tiêu thụ lúa gao cho nông dân.
Vinafood 1 được giao làm "đầu tàu" tiêu thụ lúa gao cho nông dân.

Ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã làm việc với Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) về công tác thu mua, tiêu thụ lúa gạo vụ Hè Thu phục vụ xuất khẩu cũng như đảm bảo cung ứng lương thực cho nhân dân nhất là đối với các vùng dịch Covid-19.

THU MUA KHÓ KHĂN VÌ GIÃN CÁCH

Bà Bùi Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood 1 cho biết, vừa qua, Vinafood 1 đã cổ phần hóa thành công 2 công ty thành viên là Công ty cổ phần Lương thực Lương Yên và Công ty cổ phần Muối Việt Nam.

Như vậy đến nay, Vinafood 1 đã hoàn thành cổ phần hóa tất cả các công ty thành viên theo phương án cơ cấu lại Tổng công ty đã được Chính phủ đồng ý và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt.

Từ khi Vinafood 1 được bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý, Tổng công ty tiếp tục duy trì hoạt động thu mua lúa gạo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời đẩy mạnh việc khai thác các thị trường xuất khẩu để tiêu thụ tối đa lúa gạo cho nông dân.

 
Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, hoạt động thu mua lúa gạo của Vinafood 1 gặp khó khăn do các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện giãn cách xã hội; hoạt động thu hoạch, vận chuyển, lưu thông, sản xuất chế biến của các nhà máy hầu hết đều ngừng trệ.

Vinafood 1 đã làm việc với Lãnh đạo 4 tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang, cùng các địa phương thống nhất biện pháp, tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến gạo duy trì hoạt động sản xuất tại chỗ, đảm bảo việc thu mua, tiêu thụ tối đa lượng lúa hàng hóa cho nông dân, góp phần tiêu thụ được hết lượng lúa gạo thu hoạch vụ Hè Thu cho bà con nông dân.

Hiện nay, cơ bản các nhà máy đã làm việc và thống nhất với địa phương về triển khai phương án 3 tại chỗ để tiếp tục đẩy mạnh thu mua lúa cho nông dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không để dân thiếu ăn, thiếu mặc, với vai trò là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lương thực, Vinafood 1 hiện đã chuẩn bị trên 120.000 tấn gạo, sẵn sàng cung ứng đưa vào lưu thông với giá bình ổn đáp ứng nhu cầu của người dân trong cả nước.

Đối với hoạt động xuất khẩu, tính đến giữa tháng 8/2021, Vinafood 1 và các đơn vị thành viên đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 530.000 tấn gạo. Lượng gạo thực xuất đạt trên 357.000 tấn. Tồn kho lúa gạo toàn Tổng công ty hiện lên tới 118.000 tấn, đang được bảo quản tại các kho của Tổng công ty và đơn vị thành viên.

Tổng công ty đang tổ chức giao hàng cho 2 tàu và đóng container tại cảng TP.HCM (khoảng 50.000 tấn gạo) nhưng lại bị ách tắc tại cảng. Việc xuất hàng tại các cảng Thốt Nốt-Cần Thơ và Mỹ Thới-An Giang cũng đang bị ngưng trệ do thiếu lực lượng bốc xếp.

Theo kế hoạch, trong tháng 8/2021 Tổng công ty sẽ giao khoảng 80.000 tấn gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, do dịch bệnh khiến chuỗi logistic trong thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nên người mua chưa thuê được tàu/container vào cảng lấy hàng.

Vì vậy, việc giải phóng hàng tồn, mở rộng tích lượng để tiếp tục thu mua tạm trữ với số lượng lớn là khó khả thi. Tổng công ty đã có chỉ đạo các kho triển khai đặt hàng thu mua nguyên liệu để duy trì sản xuất trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch và sẽ đẩy mạnh hoạt động từ giữa tháng 8 trở đi khi giãn cách xã hội được nới lỏng tại các địa phương”, bà Bùi Thị Thanh Tâm cho hay.

THAM GIA SÂU HƠN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG

Vinafood 1 đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người lao động các đơn vị trong hệ thống Tổng công ty cũng như các thương nhân khác trong chuỗi cung ứng được đi lại, thu mua trực tiếp lúa gạo tại đồng và vận chuyển về nhà máy; ưu tiên phân luồng xanh cho các phương tiện vận chuyển lúa tươi từ cánh đồng về nhà máy, vận chuyển gạo từ nhà máy ra các cảng xuất khẩu, khu vực tiêu thụ nội địa để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, người dân.

 
"Vinafood 1 cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2021 - 2025 trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt quy hoạch phát triển, Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo".  
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 

Ghi nhận những kết quả tích cực trong hoạt động của Vinafood 1 thời gian qua, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, nhấn mạnh là một trong những doanh nghiệp có hiệu quả mà Ủy ban quản lý. Vinafood 1 đã không chỉ bảo toàn và phát triển vốn mà còn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị về thu mua lúa gạo, dự trữ, lưu thông lương thực; thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa ổn định sản xuất kinh doanh vừa chống dịch hiệu quả.

Ông Nguyễn Hoàng Anh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức làm việc với các địa phương về công tác phòng chống dịch, đặc biệt tại các vùng trọng điểm lúa gạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất và cung ứng lương thực.

Đồng thời, yêu cầu Vinafood 1 cần quyết tâm, nỗ lực hơn nữa thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành giao, kịp thời báo cáo đề xuất khi gặp khó khăn vướng mắc.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Vinafood 1 tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong việc thu mua lúa gạo cho nông dân và cung ứng lương thực cho nhân dân, đặc biệt tại các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp. 

Vinafood 1 phải cùng với các địa phương triển khai hiệu quả đồng thời nhiệm vụ vừa thu mua lúa gạo cho nông dân vừa đảm bảo phòng chống dịch; thông tin kịp thời cho lãnh đạo các địa phương về tình hình thu mua, tồn kho, những vướng mắc của doanh nghiệp để được tháo gỡ kịp thời.

Trong thời gian tới, Tổng công ty cần tham gia sâu hơn nữa vào cơ cấu ngành hàng lúa gạo và chuỗi cung ứng, liên kết đa giá trị ngành hàng lúa gạo.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con