12:00 15/06/2016

Bản tuyên bố “yểu mệnh” của ASEAN về biển Đông

An Huy

Chỉ vài giờ sau khi lên tiếng mạnh mẽ về căng thẳng gia tăng trên biển Đông, tuyên bố của ASEAN bị rút lại

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Ngũ Tây, Trung Quốc ngày 14/6 - Ảnh: Reuters.<!--[if gte mso 9]><xml>
 <o:OfficeDocumentSettings>
  <o:AllowPNG></o:AllowPNG>
 </o:OfficeDocumentSettings>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
 <w:WordDocument>
  <w:View>Normal</w:View>
  <w:Zoom>0</w:Zoom>
  <w:TrackMoves></w:TrackMoves>
  <w:TrackFormatting></w:TrackFormatting>
  <w:PunctuationKerning></w:PunctuationKerning>
  <w:ValidateAgainstSchemas></w:ValidateAgainstSchemas>
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Ngũ Tây, Trung Quốc ngày 14/6 - Ảnh: Reuters.<!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:AllowPNG></o:AllowPNG> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves></w:TrackMoves> <w:TrackFormatting></w:TrackFormatting> <w:PunctuationKerning></w:PunctuationKerning> <w:ValidateAgainstSchemas></w:ValidateAgainstSchemas>
Các ngoại trưởng thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 14/6 cùng lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về căng thẳng gia tăng trên biển Đông - một động thái được cho là thể hiện sự đoàn kết hiếm thấy của ASEAN, trước sự hung hăng của Trung Quốc trên vùng biển  này.

Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal cho hay, vài giờ sau đó, bản tuyên bố này đã bị rút lại.

Tuyên bố chung nói trên ASEAN được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ra sức vận động ngoại giao nhằm chống lại phán quyết mà tòa án thường trực trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan sắp đưa ra trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông.

Theo dự báo, phán quyết này sẽ là một trở ngại đối với các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh ở biển Đông.

Tuyên bố chung ngày 14/6 đã được các ngoại trưởng ASEAN đưa ra sau một cuộc họp với Ngoại trưởng Trung Quốc tại thành phố Ngũ Tây, Trung Quốc. Tuyên bố kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế khi giải quyết tranh chấp - một ẩn ý nhằm vào việc Trung Quốc từ chối chấp nhận phán quyết mà tòa trọng tài ở The Hague sắp đưa ra.

Trong mấy tuần gần đây, Mỹ và một số quốc gia khác đã chỉ trích mạnh việc Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế về hàng hải. Lời kêu gọi mà các ngoại trưởng ASEAN đưa ra cho thấy một thông điệp mạnh mẽ hiếm gặp của khối này đối với sự hung hăng của Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.

Nhưng chỉ vài giờ sau khi tuyên bố được phát đi, Bộ Ngoại giao Malaysia phát biểu rằng, ASEAN rút lại tuyên bố này để có một số điều chỉnh.

Không một sự giải thích nào được đưa ra, và đến tối ngày 14/6, vẫn chưa có tuyên bố điều chỉnh.

Một nhà ngoại giao cấp cao của một nước trong ASEAN sau đó tiết lộ khối này đã quyết định sẽ không ra tuyên bố chung, và các nước thành viên sẽ ra tuyên bố riêng theo như mong muốn của mỗi nước.

Trước khi tuyên bố chung bị rút lại, Bộ Ngoại giao Singapore và Bộ Ngoại giao Indonesia đã ra tuyên bố riêng của mỗi nước với quan điểm tương tự như quan điểm được đưa ra trong tuyên bố chung của khối.

Là một tổ chức ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, ASEAN trước đây gần như không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề biển Đông. Một số nước trong khối ủng hộ việc đưa ra lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, trong khi một số khác tỏ ra lưỡng lự.

Trong tuyên bố ra ngày 14/6, các ngoại trưởng trong ASEAN bày tỏ “quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây, những diễn biến xói mòn niềm tin, đẩy căng thẳng gia tăng, và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hòa bình, an ninh và ổn định trên biển Đông”.

Tuyên bố không trực tiếp chỉ trích Trung Quốc thổi bùng căng thẳng hay trực tiếp đề cập đến vụ kiện của Philippines. Tuy nhiên, tuyên bố phản đối những nỗ lực “quân sự hóa” và bồi lấp trên biển Đông - ngầm chỉ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và những cơ sở hạ tầng có thể phục vụ cho mục đích quân sự trên biển Đông trong hai năm qua.

Tuyên bố cũng kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Phát biểu trong một cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không đề cập đến vụ kiện của Philippines nhằm vào nước này, nhưng nói hai bên đã giải thích lập trường của mỗi bên về tranh chấp trên biển Đông trong cuộc họp trước đó.

“Bất đồng giữa Trung Quốc và Philippines thì ai cũng đều đã biết, nhưng đây không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN hiện nay lớn hơn bất kỳ một bất đồng cụ thể nào, bao gồm cả vấn đề biển Đông”, ông Vương Nghị nói.

Trung Quốc cho rằng việc tòa án trọng tài thường trực ở The Hague không có thẩm quyền xét xử vụ kiện mà Philippines nhằm vào nước này. Thay vì nhờ đến một bên thứ ba, Trung Quốc giữ lập trường đòi đàm phán song phương với các nước có tranh chấp trên biển Đông.