Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ hoàn thiện 3 công cụ quản lý đất đai
Tư duy quản lý đất đai sẽ chuyển trọng tâm từ nặng về hành chính sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
Với việc xem xét đồng bộ nhiều vấn đề lớn trong sửa đổi Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường kỳ vọng sẽ góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai; tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy được nguồn lực tài chính từ đất đai và giải quyết vấn đề khiếu kiện, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.
Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ xem xét đồng bộ 7 vấn đề lớn. Cụ thể phải làm rõ hơn nội hàm về quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất công, đất giao cho cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước.
Nhìn lại một năm qua, là tư lệnh ngành với rất nhiều lĩnh vực “nóng” như đất đai, môi trường, khoáng sản, xin Bộ trưởng đánh giá những điểm nhấn của ngành trong năm qua, cũng như những điều còn trăn trở mà Bộ trưởng sẽ ưu tiên triển khai trong năm 2018?
Nhìn lại năm 2017, tôi cho rằng ngành Tài nguyên và Môi trường đã có sự chuyển biến. Nếu như năm 2016 là năm vượt khó thì năm 2017 là chủ động tạo nền tảng để chuẩn bị thế và lực cho những đột phá trong các năm tiếp theo.
Điểm nhấn đầu tiên là đã ban hành nhiều chính sách mới tháo gỡ các nút thắt để đưa nguồn lực Tài nguyên và Môi trường vào sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ví dụ, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP được người dân, doanh nghiệp đánh giá đã tháo gỡ nhiều vướng mắc về đất đai, thị trường bất động sản, đặc biệt, đã bổ sung quy định “cởi trói” một phần cho phát triển nông nghiệp.
Năm 2017, vấn đề cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp được Bộ chú trọng với việc tiếp nhận giải quyết theo hình thức trực tuyến đối với 71 thủ tục; thực hiện liên thông 11 thủ tục trong 3 lĩnh vực môi trường, nước và biển, đảo; đề xuất cắt giảm 45% điều kiện kinh doanh; rút ngắn 1/3-1/2 thời gian thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận.
Trước nguy cơ lớn do biến đổi khí hậu, phát triển nội tại cũng như các tác động từ thượng nguồn đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành tổ chức hội nghị huy động sáng kiến và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là mô hình điểm để nhân rộng ra các vùng khác trên cả nước trong thời gian tới.
Trong năm qua, công tác quản lý, sử dụng đất đã có sự chuyển biến; thu tài chính từ đất tăng, chiếm gần 12% thu ngân sách nội địa; đã giao, cho thuê khoảng 27 nghìn ha đất phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều vấn đề dư luận quan tâm như lãng phí đất đai, cấp giấy chứng nhận... đã có chuyển biến với 78 nghìn ha đất các dự án chậm triển khai được đưa vào sử dụng, hơn 1,8 triệu giấy giấy chứng nhận được cấp mới.
Ở lĩnh vực môi trường đã chuyển dần từ bị động khắc phục sang chủ động kiểm soát, phòng ngừa, không để phát sinh các sự cố ô nhiễm nghiêm trọng. Hoàn thành kế hoạch khắc phục với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao để đi vào vận hành như: Công ty Formosa tại Hà Tĩnh, Công ty Lee&Man tại Hậu Giang...
Năm 2017 được biết đến là một năm kỷ lục về thiên tai. Ngành Tài nguyên và Môi trường đã dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan trên diện rộng, đưa thông tin về trượt lở đất, lũ quét vào bản tin cảnh báo, dự báo khí tượng thuỷ văn.
Đặc biệt năm qua đã hoàn thành sơ kết đánh giá một cách toàn diện các chủ trương, chính sách, pháp luật đối với 2 lĩnh vực quan trọng cho phát triển bền vững đó là đất đai, môi trường; qua đó xác định những bất cập, rào cản, những vấn đề cần tiếp tục đổi mới để sửa đổi Luật Đất đai và Luật Bảo vệ Môi trường.
Tổng kết đánh giá hai chiến lược lớn là khoáng sản và biển đảo đồng thời ban hành chiến lược mới. Đây là bước chuẩn bị nhằm tạo ra những động lực mới cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Mặc dù kết quả đạt được là rất tích cực nhưng vẫn còn đó những thách thức, trăn trở, cũng là những yêu cầu, đòi hỏi mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và thực tiễn đặt ra cho ngành thời gian tới.
Với ý nghĩa là nguồn lực đầu vào của các hoạt động kinh tế - xã hội; quản lý Tài nguyên và Môi trường cần có những đột phá từ thể chế đến chiến lược, quy hoạch và tổ chức thực hiện để thúc đẩy giải phóng sức lao động; thu hút, huy động các nguồn lực cho phát triển.
Ngành sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giải quyết tình trạng lãng phí, tiếp tục chặn đà suy thoái, suy giảm các nguồn tài nguyên; huy động các nguồn lực xã hội trong giải quyết vấn đề môi trường, thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp môi trường.
Tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; nghiên cứu triển khai các giải pháp để thích ứng, ứng phó hiệu quả các tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu. Cùng với đó, tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện ngay từ cơ sở nhất là trong lĩnh vực đất đai.
Ngành Tài nguyên và Môi trường được coi là nguồn lực đầu vào cho mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội. Xin Bộ trưởng cho biết những nội dung, nhóm vấn đề cơ bản trong sửa đổi Luật Đất đai?
Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ xem xét đồng bộ 7 vấn đề lớn. Cụ thể phải làm rõ hơn nội hàm về quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất công, đất giao cho cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước.
Cùng với đó sẽ hoàn thiện công cụ quy hoạch để phân bổ hợp lý tài nguyên đất đai phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, tạo không gian liên kết kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển giữa các địa phương, vùng lãnh thổ.
Công khai, minh bạch, mở rộng quyền tiếp cận đất đai của các thành phần kinh tế đảm bảo tài nguyên đất đai được giao cho các chủ thể có năng lực để sử dụng hiệu quả, gắn với giải quyết việc làm, nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội.
Tiếp tục đổi mới chính sách về kinh tế, tài chính đất đai theo các nguyên tắc thị trường, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho thực hiện các quyền của người sử dụng đất, để các quan hệ đất đai vận hành theo các nguyên tắc, quy luật của thị trường, hạn chế tham nhũng, lãng phí đất đai.
Hoàn thiện cơ chế khuyến khích hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của nông dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.
Giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tính toán một cách căn cơ, giải quyết từ gốc là trả đủ thu nhập, đảm bảo an sinh người có đất bị thu hồi cũng như cơ chế giải quyết chấm dứt tình trạng khiếu kiện kéo dài; tiếp tục thể chế rõ hơn vai trò giám sát của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Với những định hướng sửa Luật nêu trên, chúng ta sẽ hoàn thiện 3 công cụ để quản lý đất đai, đó là hành chính, quy hoạch và tài chính. Tư duy quản lý đất đai lần này sẽ chuyển trọng tâm từ nặng về hành chính sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Một vấn đề lớn đang đặt ra, đó là tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp giải quyết vấn đề này.
Theo tôi, đất đai là vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Giải quyết vấn đề đất đai trong đó có chính sách tích tụ, tập trung đất đai cần phải giải quyết tốt cả 3 phương diện này.
Cụ thể cần có các giải pháp đồng bộ để giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm; xây dựng các mô hình, phương thức phù hợp với địa phương như hợp tác xã, liên doanh, liên kết giữa các nông hộ, giữa nông hộ với doanh nghiệp nông nghiệp; góp vốn, cho thuê quyền sử dụng đất...
Về chính sách cho tích tụ, tập trung đất đai, lần sửa đổi Luật Đất đai này sẽ xem xét mở rộng hạn mức nhận thừa kế, nhận chuyển giấy chứng nhận (hạn điền) để nông dân có thể tích tụ với diện tích lớn hơn quy định hiện hành.
Đặc biệt hoàn thiện chính sách về giá đất dựa trên thu nhập và thị trường, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận để thúc đẩy thị trường giấy chứng nhận nông nghiệp phát triển; thúc đẩy các hình thức góp vốn, liên doanh liên kết sản xuất nông nghiệp.
Kiện toàn tổ chức phát triển quỹ đất và cơ chế, nguồn vốn để tổ chức này đứng ra làm trung gian trong quan hệ giữa nhà đầu tư và người có giấy chứng nhận để giải quyết bài toán hiện nay nhà đầu tư chỉ muốn thuê đất của Nhà nước và người có giấy chứng nhận chỉ muốn chính quyền đứng ra thuê đất rồi cho thuê lại.
Tiếp tục hoàn thiện quy định về chứng nhận tài sản trên đất để người dân, doanh nghiệp thế chấp, tiếp cận với nguồn vốn vay. Đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa để tạo ra các thửa đất lớn.
Cùng với đất đai, vấn đề môi trường đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Bộ trưởng sẽ có biện pháp nào để không xảy ra sự cố đáng tiếc và giải quyết có hiệu quả vấn đề môi trường trong thời gian tới?
Tôi khẳng định, vấn đề môi trường sẽ không thể giải quyết tốt nếu không có sự tham gia của toàn xã hội. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ Môi trường cần tạo ra cơ chế đột phá để quản lý, huy động nguồn lực xã hội nhằm giải quyết vấn đề môi trường...
Tập trung cải thiện chất lượng môi trường, xử lý ô nhiễm, nhất là môi trường khu vực đô thị, nông thôn, làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông, ven biển... Phòng ngừa, giảm các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường thông qua nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kiên quyết không cấp phép các dự án không đảm bảo yêu cầu về Bảo vệ Môi trường.
Tôi cũng mong rằng các cơ quan báo chí tăng cường truyền thông để mỗi người hiểu Bảo vệ Môi trường là bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống của chính mình và các thế hệ con cháu mai sau. Mỗi người bằng hành động “nhỏ” sẽ tạo ra chuyển biến “lớn” trong vấn đề Bảo vệ Môi trường.